B ẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn tin nong 21-04-2017.pdf · Vào thời...

16
BẢN TIN THỦY SẢN (Thứ Sáu, ngày 21 tháng 4 năm 2017) TIN NÓNG ..................................................................................................................................... 1 Bạc Liêu: Gia tăng hành vi bơm tạp chất vào tôm ................................................................ 1 Tôm Việt hướng đến 10 tỷ USD: Khoác áo mới cho con tôm .............................................. 2 Tạm ngừng chứng nhận ATTP đối với các lô hàng cá da trơn không đạt yêu cầu ............... 5 Cần Thơ: Phát hiện 2 mẫu chả cá, mì tươi dương tính với hàn the ....................................... 6 Đồng Nai: Đến lượt "vỡ trận" giá cá chỉ còn 25.000 đồng/kg .............................................. 7 Nam Định phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản bền vững........................................... 8 Quảng Ngãi: Dự án KBT biển Lý Sơn-Cho ngư dân vay ưu đãi đóng tàu công suất lớn... 10 Bà Rịa - Vũng Tàu: Xác minh hai tàu cá bị mất liên lạc sau khi báo bị tàu khác bắt giữ .. 11 Kết thúc tốt đẹp chuyến kiểm tra liên hợp nghề cá Việt Nam - Trung Quốc ..................... 12 Bà Rịa - Vũng Tàu: Giải cứu nhiều thuyền viên bị ép lao động trên biển .......................... 16 TIN NÓNG Bạc Liêu: Gia tăng hành vi bơm tạp chất vào tôm Tỉnh Bạc Liêu đã phát hiện, xử phạt nhiều cơ sở kinh doanh tôm nguyên liệu bơm chích tạp chất nhưng tình trạng này vẫn chưa chấm dứt. Vào thời điểm này, tôm nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy chế biến thủy sản khan hiếm, tình trạng bơm chích tạp chất vào tôm để tăng trọng lượng và kích cỡ tôm đang có chiều hướng gia tăng tại tỉnh Bạc Liêu. Từ đầu năm đến nay, lực lượng chức năng của tỉnh đã tiến hành 25 lượt kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh và vận chuyển tôm nguyên liệu trên địa bàn. Qua đó, phát hiện 15 trường hợp vi phạm tôm sú có chứa tạp chất với tổng khối lượng gần 3,5 tấn.

Transcript of B ẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn tin nong 21-04-2017.pdf · Vào thời...

BẢN TIN THỦY SẢN

(Thứ Sáu, ngày 21 tháng 4 năm 2017)

TIN NÓNG ..................................................................................................................................... 1

Bạc Liêu: Gia tăng hành vi bơm tạp chất vào tôm ................................................................ 1

Tôm Việt hướng đến 10 tỷ USD: Khoác áo mới cho con tôm .............................................. 2

Tạm ngừng chứng nhận ATTP đối với các lô hàng cá da trơn không đạt yêu cầu ............... 5

Cần Thơ: Phát hiện 2 mẫu chả cá, mì tươi dương tính với hàn the ....................................... 6

Đồng Nai: Đến lượt "vỡ trận" giá cá chỉ còn 25.000 đồng/kg .............................................. 7

Nam Định phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản bền vững........................................... 8

Quảng Ngãi: Dự án KBT biển Lý Sơn-Cho ngư dân vay ưu đãi đóng tàu công suất lớn ... 10

Bà Rịa - Vũng Tàu: Xác minh hai tàu cá bị mất liên lạc sau khi báo bị tàu khác bắt giữ .. 11

Kết thúc tốt đẹp chuyến kiểm tra liên hợp nghề cá Việt Nam - Trung Quốc ..................... 12

Bà Rịa - Vũng Tàu: Giải cứu nhiều thuyền viên bị ép lao động trên biển .......................... 16

TIN NÓNG

Bạc Liêu: Gia tăng hành vi bơm tạp chất vào tôm

Tỉnh Bạc Liêu đã phát hiện, xử phạt nhiều cơ sở kinh doanh tôm nguyên liệu bơm chích tạp

chất nhưng tình trạng này vẫn chưa chấm dứt. Vào thời điểm này, tôm nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy chế biến thủy sản khan hiếm, tình trạng bơm chích tạp chất vào tôm để tăng trọng lượng và kích cỡ tôm đang có chiều hướng gia tăng tại tỉnh Bạc Liêu.

Từ đầu năm đến nay, lực lượng chức năng của tỉnh đã tiến hành 25 lượt kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh và vận chuyển tôm nguyên liệu trên địa bàn. Qua đó, phát hiện 15 trường hợp vi phạm tôm sú có chứa tạp chất với tổng khối lượng gần 3,5 tấn.

2

Một cơ sở bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu bị ngành chức năng tỉnh Bạc Liêu phát

hiện.

Trong đó có 6 trường hợp tổ chức bơm chích tạp chất; 6 trường hợp thu gom và 3 trường hợp vận chuyển tôm chứa tạp chất. Số tiền xử phạt vi phạm hành chính các trường hợp này hơn 1 tỷ đồng. Điều đáng nói là tình trạng bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu đang diễn biến phức tạp với thủ đoạn ngày càng tinh vi, ảnh hưởng lớn đến chất lượng ngành tôm hiện nay.

Ông Hà Văn Buôl, Chánh thanh tra Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu cho biết, khó khăn nhất trong kiểm tra, kiểm soát việc đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu là các tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi một cách tinh vi tại các nơi hẻo lánh, chuyển đổi hoạt động đến vùng sâu, vùng xa.

“Các tổ chức, cá nhân thực hiện bơm chích tạp chất vào tôm ở những nơi có rào chắn bao che, có người canh giữ nghiêm ngặt khiên việc xử lý gặp khó khăn nên tình trạng này vẫn còn ở một số nơi trên địa bàn tỉnh”, ông Buôl cho biết.

(Đài Tiếng Nói Việt Nam 20/4, Tấn Phong) đầu trang

Tôm Việt hướng đến 10 tỷ USD: Khoác áo mới cho con tôm

Để thích ứng với biến đổi khí hậu và những chuyển động về thị trường, người nuôi tôm ở ĐBSCL cũng đang có sự cải tiến về quy trình nuôi nhằm tạo nên diện mạo mới cho ngành tôm phát triển bền vững.

Đây là cách làm phù hợp với thực tế, dù người nuôi tôm phải đối diện với không ít khó khăn mang tính khách quan lẫn chủ quan. Nếu kiên trì thực hiện, hiệu quả trong tương lai sẽ như mong đợi.

Nhiều mô hình mới

Mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao ở huyện Hoà Bình, tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: H.X

3

Mặc dù đang chịu nhiều hậu quả do hạn, mặn, nhiều địa phương khác xảy ra trường hợp tôm chết hàng loạt (nhiều nhất là ở tỉnh Trà Vinh), nhưng nhiều vùng nuôi ở tỉnh Kiên Giang việc sản xuất tôm vẫn không bị ảnh hưởng. Tại các địa phương này rất ít xảy ra dịch bệnh gây hại cho tôm. Vì vậy, người dân cũng bớt lo âu hơn so với những năm trước đây.

Ông Nguyễn Hữu Dũng, một hộ dân có nhiều năm kinh nghiệm nuôi tôm ở xã Dương Hoà, huyện Kiên Lương cho biết: Rút kinh nghiệm những năm trước đây, để hạn chế nắng nóng kéo dài nhiều ngày làm tôm bị sốc nhiệt, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, thậm chí là chết, ông đã đầu tư thêm hệ thống lưới che ngăn ánh nắng chiếu thẳng xuống đầm nuôi. Ngoài tác dụng che nắng, mái che

trên còn giúp giảm tình trạng bốc hơi nước, làm cho độ mặn trong đầm nuôi không bị tăng lên cao.

Theo phóng viên tìm hiểu, tại các vùng nuôi tôm - lúa quảng canh cải tiến ở tỉnh Kiên Giang, nông dân đã cải tiến quy trình theo hướng nuôi ghép tôm sú (khoảng 3 tháng thu hoạch) và với tôm càng xanh (5 tháng thu hoạch). Nhiều người dân địa phương cho biết: Sở dĩ nuôi ghép theo hình thức trên là “lấy ngắn nuôi dài”, khi thu hoạch dứt điểm tôm sú thì tập trung chăm sóc tôm càng xanh. Khi thu hoạch hết tôm, người dân chuyển sang trồng lúa để cải tạo môi trường đồng ruộng và tiếp tục thả giống tôm nuôi. Mô hình này đang được nhân rộng ở nhiều địa phương.

Tại Sóc Trăng và Bạc Liêu, hiện nay, nhiều hộ dân đang nuôi tôm theo mô hình luân canh tôm – lúa thông minh, tức nuôi 1 vụ tôm rồi sẽ đến 1 vụ lúa. Mô hình này phù hợp với khả năng sản xuất của đa số các hộ nông dân trong vùng trong điều kiện biến đổi khí hậu, ít tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh.

PGS-TS Võ Công Thành – Trưởng Bộ môn Di truyền giống nông nghiệp khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng (Trường ĐH.Cần Thơ) cho biết: Qua triển khai thực tế ở nhiều địa phương, mô hình trên đã mang lại hiệu quả thiết thực. “Sau mỗi đợt nuôi tôm, chất hữu cơ chưa phân hủy sẽ là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho lúa. Còn trồng lúa trong vuông tôm giúp cải thiện môi trường đất, từ đó giảm thiểu dịch bệnh trong quá trình nuôi tôm. Với cách làm này, người dân sẽ thu lúa, tôm đạt chất lượng cao, chỉ riêng cây lúa đã tăng năng suất từ 15 – 30% so với độc canh lúa trong nhiều năm liên tiếp”-PGS-TS Thành phân tích.

Còn theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu thì mô hình tôm - lúa trên là mô hình khép kín, có tính hỗ trợ lẫn nhau. Sau khi nuôi tôm, đất sản xuất trở nên màu mỡ hơn (giảm được phèn), cây lúa phát triển mạnh, giảm được 60 – 70% chi phí phân bón cũng như thuốc bảo vệ thực vật. Đến vụ, khi thả nuôi thì tôm sẽ mau lớn, ít gặp rủi ro về dịch bệnh.

Ông Lê Văn Ba, ngụ ở xã Ngọc Đông, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng chia sẻ: “Làm theo kiểu luân canh này, người dân có thể thu nhập hơn 150 triệu đồng/ha/năm. Đây là mô hình bền vững, theo hướng an toàn sinh học vì cải tạo tốt đất, nước trong ao nuôi. Mô hình này đang được nhân rộng và cần được đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng từ cơ quan chức năng”.

Quản lý chặt con giống

Tỉnh Cà Mau, Kiên Giang và Sóc Trăng sẽ liên kết một số nội dung trong đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống công trình thuỷ lợi tiểu vùng Bán đảo Cà Mau phục vụ nuôi tôm. Ngoài ngân sách địa phương, các tỉnh cũng có kiến nghị với Chính phủ hỗ trợ thêm nguồn vốn thực hiện các công trình trên.

4

Người dân thu hoạch tôm nuôi theo mô hình tôm - lúa ở huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng). Ảnh: H.X

Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau cho biết, các cơ quan chức năng đang quy hoạch, sắp xếp lại các cơ sở sản xuất kinh doanh giống, giảm dần số lượng cơ sở quy mô nhỏ, khuyến khích đầu tư theo quy mô lớn, có tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng con giống. Nếu phát hiện con giống không đảm bảo chất lượng, ngành chức năng sẽ không cho xuất bán và xử lý nghiêm theo quy định. Ngoài siết chặt quản lý về chất lượng giống, tỉnh Cà Mau còn có biện pháp ngăn chặn nguồn giống kém chất lượng, không truy xuất được vào địa phương mình.

“Hằng năm, lượng tôm giống nhập về Cà Mau khá lớn. Vì vậy chúng tôi khuyến khích và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất tôm giống lớn, có uy tín cung cấp tôm giống tốt vào địa bàn Cà Mau, nhưng phải cam kết chất lượng, có quy chế phối hợp với tỉnh để dễ quản lý”-Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau - ông Nguyễn Tiến Hải nói.

Hiện nay, tỉnh Cà Mau đang dần xây dựng vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao (hình thức nuôi thâm canh và siêu thâm canh). Theo kế hoạch đến năm 2020, tỉnh này sẽ có khoảng 800ha diện tích nuôi tôm theo hình thức trên, đạt sản lượng hàng trăm tấn mỗi năm. Để có được kết quả trên, ngành nông nghiệp sẽ ngăn chặn việc nuôi tự phát và thực hiện chính sách tích tụ ruộng đất hợp lý. Đối với những diện tích nuôi tôm khá lâu (từ 16 - 20 năm) đã bạc màu, chất độc hại tồn dư nhiều sẽ được cải tạo.

Cũng như Cà Mau, ngành chức năng tỉnh Kiên Giang cũng đang quy hoạch lại diện tích nuôi tôm nước lợ và phấn đấu đến năm 2020 sẽ đạt diện tích khoảng 104.300ha. Theo đó, tỉnh chú trọng đưa ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để tăng giá trị sản phẩm và hạ giá thành sản xuất. Từ đó, có nguồn nguyên liệu cung ứng tốt cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Ông Đỗ Minh Nhựt - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Kiên Giang cho hay: “Ngành nông nghiệp tỉnh đang xây dựng một số tiểu vùng nuôi tôm công nghệ cao, áp dụng đồng bộ các quy trình theo chuẩn VietGAP, GlobalGAP, ASC, BAP… Đồng thời, tăng cường công tác quản lý, kiểm soát chặt chẽ con giống, thức ăn để kiểm soát dịch bệnh, tránh ô nhiễm môi trường sinh thái”.

Ông Nguyễn Văn Được (huyện Vĩnh Thạnh, TP.Cần Thơ):

Tôm giống khan hiếm và giá thành cao

Nuôi tôm càng xanh toàn đực trên vùng đất chuyển đổi mang lại

5

hiệu quả tích cực. Tuy nhiên bà con ở đây gặp khó là con giống tôm càng xanh toàn đực còn khan hiếm, giá thành khá cao. Nông dân rất cần nguồn con giống dồi dào và đảm bảo để yên tâm sản xuất lâu dài. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ tôm càng xanh hiện nay còn hạn chế, chủ yếu tiêu thụ ở nội địa, Nhà nước cần có những hoạch định về hướng sản xuất lâu dài cho nông dân với đối tượng thủy sản này.

Bà Trương Thị Hoài Nhân (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu):

Nuôi tôm còn thiếu kiến thức, kỹ thuật

Thời tiết thất thường khiến cho người nuôi tôm tại địa phương nhiều lần thất bại, mất trắng. Vì hiện nay, đa số nông dân nuôi tôm theo kinh nghiệm, kỹ thuật biết được cũng là học lẫn nhau, có khi đã không còn phù hợp với diễn biến thực tế của thời tiết, môi trường. Nông dân rất cần ngành chức năng phổ biến, tập huấn kỹ thuật nuôi tôm thích nghi với biến đổi khí hậu để giảm thiệt hại. Hơn nữa, việc hướng dẫn nông dân cũng nên cầm tay chỉ việc, kiên nhẫn vì trình độ nhận thức kỹ thuật của người dân còn thấp, đồng thời cho họ thấy được những dẫn chứng thực tế thì sẽ hiệu quả hơn.

Ông Lê Phát Minh (xã Hòa Tú 1, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng):

Chưa biết cách kiểm soát tốt vùng nuôi

Hiện nay, bà con nông dân mình trong sản xuất tôm hay gặp phải dịch bệnh, điều này ngoài yếu tố do môi trường, thời tiết thì còn do nông dân chưa biết kiểm soát tốt vùng nuôi, chủ yếu nuôi theo phong trào. Nuôi tôm mà nuôi luôn 3 vụ trong 1 năm thì năng suất kém, con tôm dễ nhiễm bệnh, điều đó trái với kỹ thuật. Theo tôi, ở những vùng có điều kiện thuận lợi cho nuôi tôm nên nuôi 2 vụ tôm một vụ lúa. Làm như vậy sẽ giúp cho đất canh tác không bị thoái hóa và nhiễm độc do canh tác triền miên.

(Dân Việt 20/4, Huỳnh Xây) đầu trang

Tạm ngừng chứng nhận ATTP đối với các lô hàng cá da trơn không đạt yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Quyết định số 1456/QĐ-BNN-QLCL về việc kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm đối với lô hàng cá bộ Siluriformes xuất khẩu vào Mỹ.

6

Từ 1/9/2017, cá da trơn và cá tra được Mỹ chính thức công nhận như là một loài cá da trơn, dù sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu sẽ phải

chịu sự giám sát của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) Ảnh: Internet.

Theo đó, kể từ ngày 17/4 đến hết ngày 31/8/2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ áp dụng chế độ kiểm tra,

lấy mẫu kiểm nghiệm chứng nhận an toàn thực phẩm đối với từng lô hàng cá thuộc bộ Siluriformes xuất khẩu vào Mỹ.

Các chỉ tiêu kiểm nghiệm gồm: Salmonella, Malachite Green/Leuco Malachite Green, Enrofloxacine/Ciprofloxacine,

Crystal Violet/Leuco Crystal Violet và Nitrofurazone (SEM).

Đặc biệt, chỉ những lô hàng cá bộ Siluriformes sản xuất tại các cơ sở có tên trong danh sách các cơ sở được phép chế

biến, xuất khẩu cá bộ Siluriformes vào Mỹ và có kết quả kiểm tra, kiểm nghiệm đạt yêu cầu mới được cấp giấy chứng

nhận an toàn thực phẩm để xuất khẩu vào thị trường này.

Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) sẽ tạm ngừng kiểm tra,

chứng nhận an toàn thực phẩm đối với các lô hàng cá bộ Siluriformes xuất khẩu vào Mỹ của cơ sở có lô hàng bị cơ quan

thẩm quyền của Mỹ cảnh báo không đạt yêu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm cho đến khi cơ sở hoàn thành điều

tra nguyên nhân lô hàng bị cảnh báo, thiết lập và thực hiện các biện pháp khắc phục phù hợp và được Cục Quản lý chất

lượng Nông lâm sản và Thủy sản thẩm tra đạt yêu cầu.

Được biết, từ 1/9/2017, cá da trơn và cá tra được chính quyền Mỹ chính thức công nhận như là một loài cá da trơn, dù

sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu sẽ phải chịu sự giám sát của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).

Tính đến nay, Việt Nam có 62 cơ sở trong danh sách xuất khẩu các sản phẩm cá họ Siluriformes vào thị trường này. Như

vậy, cá tra (kể cả cá ba sa) Việt Nam khi xuất khẩu vào Mỹ sẽ phải tuân thủ những yêu cầu và quy định rất nghiêm ngặt,

mà theo FSIS (Cơ quan Thanh tra và An toàn thực phẩm của Mỹ), chỉ được nhập khẩu vào nếu chứng minh có sự tương

đồng về nuôi tại Việt Nam với việc nuôi tại Mỹ. (Hải Quan 20/4, Xuân Thảo) đầu trang

Cần Thơ: Phát hiện 2 mẫu chả cá, mì tươi dương tính với hàn the

Qua lấy mẫu kiểm tra nhanh hàn the và formol tại chợ Ô Môn, đoàn đã phát hiện mẫu mì tươi

và chả cá chẽm dương tính với hàn the. Trước đó, đoàn kiểm tra cũng phát hiện mẫu chả cả

dương tính với hàn the tại 1 chợ ở quận Bình Thủy. Cả 2 mẫu chả cá nghi có hàn the đều

được mua tại một điểm chợ đầu mối ở TP.Cần Thơ.

Hưởng ứng tháng hành động vì ATTP, sáng 20.4, đoàn liên ngành thành phố Cần Thơ đã đến kiểm tra tại chợ Ô Môn và một số điểm kinh doanh ăn uống trên địa bàn.

7

Đoàn đã kiểm tra công tác quản lý và tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các hộ tiểu thương, nhắc nhở người mua bán tuân thủ các điều kiện theo quy định pháp luật. Theo ghi nhận, sản phẩm bao gói và gia súc gia cầm tương đối dễ quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm do có thể truy xuất nguồn gốc, còn thủy sản và rau củ quả thì rất khó quản lý bởi tập quán mua - bán nhỏ lẻ từ nhiều nguồn.

Mẫu chả cá phát hiện dương tính với hàn the. (Ảnh: C.T.V)

Qua lấy mẫu kiểm tra nhanh hàn the và formol, đoàn đã phát hiện mẫu mì tươi và chả cá chẽm dương tính với hàn the. Chưa phát hiện sản phẩm dương tính formol.

Hôm 19.4, qua kiểm tra, đoàn cũng phát hiện chất hàn the trong chả cá ở chợ An Thới, quận Bình Thuỷ. Cả 2 mẫu chả cá nghi có hàn the đều được mua tại một điểm chợ đầu mối ở TP.Cần Thơ.

(Lao Động 20/4, C.T.V) đầu trang

Đồng Nai: Đến lượt "vỡ trận" giá cá chỉ còn 25.000 đồng/kg

Trong khi giá lợn hơi vẫn đang thấp ở mức kỷ lục và chưa có dấu hiệu phục hồi thì những ngày này, nông dân làng nuôi cá lồng bè ở Đồng Nai lại rơi vào tình trạng khủng hoảng giá, đến nỗi giờ đã có người kêu bán cả cá lẫn bè.

Theo nông dân nuôi cá ở làng bè Tân Mai (TP. Biên Hòa) và La Ngà (huyện Định Quán) tỉnh Đồng Nai, hiện giá cá đang đứng ở mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Nguyên nhân khiến mặt hàng này dội chợ chủ yếu do cung lớn hơn cầu.

8

Ông Vũ Đình Đàm và bè cá chép giòn còn ùn ứ do không có thương lái thu mua. Ảnh: T.Đ

Giám đốc HTX Thủy sản sinh thái (phường Tân Mai, TP.Biên Hòa) Vũ Đình Đàm giờ như ngồi trên lửa khi khoảng 1.000 tấn cá sông của hơn 100 hộ nuôi cá của HTX giờ không biết bán cho ai, mặc dù giá cá đang ở mức thấp kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây. Bản thân ông giờ cũng còn hơn chục tấn cá chép giòn trong bè nhưng thương lái cứ đến hỏi giá rồi quày quả bỏ đi.

“Giá cá chép hiện nay chỉ còn 35.000 đồng/kg, giảm một nửa so với trước, nhưng thương lái cũng chẳng mua. Trước đây mỗi tháng tôi bán ra khoảng 1 tấn cá chép giòn thì hiện nay bán 300kg còn khó”, ông Đàm than thở.

Ông Trần Đức Cần – một thành viên của HTX cũng cho biết, hiện ông đang nuôi khoảng 40 tấn cá sông các loại. Một số loại cá đã đến thời điểm xuất bán. Chưa khi nào giá cá lại giảm sâu và kéo dài như hiện nay.

Trong khi đó, làng cá bè La Ngà (huyện Định Quán) cũng đang trong tình trạng cá ùn ứ trong bè, giá giảm sâu nhưng cũng chẳng thấy thương lái tìm đến thu mua. Ông Trần Văn Mừng - chủ bè cá lo lắng nói: “Tình hình giá cá hiện nay là rất xấu. Giá cá bán như cho mà thương lái cứ mù mịt”.

Hiện giá cá bán tại bè đã nằm dưới giá thành và đầu ra rất khó khăn. Cụ thể, giá cá chép chỉ còn 32.000 – 34.0000 đồng/kg, cá điêu hồng 25.000 - 27.000 đồng/kg, cá lóc trên dưới 25.000 đồng/kg, cá lăng 60.000 – 65.000

đồng/kg... (Dân Việt 20/4, Trần Đáng) đầu trang

Nam Định phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản bền vững

Năm 2017, Nam Định tập trung hình thành các vùng sản xuất giống thủy sản đáp ứng nhu cầu

nuôi trồng trên địa bàn tỉnh; đưa hơn 16.000 ha diện tích mặt nước vào nuôi trồng thủy sản.

9

Nam Định phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản bền vững. Ảnh minh họa: TTXVN

Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng tập trung, áp dụng công nghệ cao, tăng

năng suất và nâng cao giá trị theo hướng bền vững phục vụ nhu cầu trong nước và

xuất khẩu là mục tiêu được đưa ra tại Hội nghị bàn các biện pháp phát triển nuôi trồng

thủy năm 2017 do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nam Định tổ chức

ngày 20/4.

Năm 2017, Nam Định tập trung hình thành các vùng sản xuất giống thủy sản đáp ứng

nhu cầu nuôi trồng trên địa bàn tỉnh; đưa hơn 16.000 ha diện tích mặt nước vào nuôi

trồng thủy sản; phấn đấu nâng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản đạt gần

134.000 tấn/năm; cấp giấy phép khai thác thủy sản cho các tàu cá đáp ứng yêu cầu kỹ

thuật theo quy định.

Nhằm nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản trên địa bàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Nam Định Nguyễn Phùng Hoan yêu cầu, các huyện căn cứ vào tình hình thực tế rà

soát, xây dựng kế hoạch, nghiên cứu thực hiện chuyển đổi những diện tích đất trồng

lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản.

Cùng với đó, hàng năm tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn nhân dân đầu

tư xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGap, ứng dụng khoa

học công nghệ vào sản xuất.

10

Các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh; đồng thời khuyến

cáo người dân thực hiện chủ trương "3 không" trong nuôi trồng thủy sản là: không giấu dịch,

không xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, không xả bỏ tôm, cá chết, nhiễm bệnh ra môi

trường.

Đặc biệt phải hướng dẫn, giúp đỡ bà con sản xuất giống tôm thẻ chân trắng, hình thành chuỗi

liên kết trong sản xuất - tiêu thụ, hướng tới xây dựng đầu mối tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên

địa bàn tỉnh Nam Định.

Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, ông Nguyễn Phùng Hoan đề nghị các địa phương, đơn vị hướng

dẫn ngư dân xây dựng và liên kết các tổ đội khai thác, hiện đại hóa ngư cụ và trang thiết bị, ứng

dụng công nghệ tiên tiến vào khai thác; khuyến khích ngư dân khai thác xa bờ, giảm cường lực

khai thác gần bờ; định hướng cho người dân áp dụng phương thức khai thác có tính chọn lọc;

hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu công suất lớn để đánh bắt xa bờ theo Nghị định 67 của Chính phủ.

Ông Đỗ Hải Điền, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định cho

biết, từ năm 2016 đến nay, tổng sản lượng thủy sản của Nam Định đạt trên 129.000 tấn. Giá trị

sản xuất đạt gần 4.000 tỷ đồng. Diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh đạt trên 15.800 ha.

Nam Định đã hình thành trên 50 vùng nuôi thủy sản tập trung, đóng mới 39 tàu vỏ thép theo

Nghị định 67 của Chính phủ khai thác tại các vùng biển xa theo hình thức lưới rê mang lại hiệu

quả kinh tế cao cho ngư dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.. (Bnews 20/4,

Nguyễn Lành) đầu trang

Quảng Ngãi: Dự án KBT biển Lý Sơn-Cho ngư dân vay ưu đãi đóng tàu công suất lớn

Nhằm bảo tồn, phát triển hệ sinh thái biển, bảo vệ tốt môi trường biển và nguồn lợi hải sản

đang dần cạn kiệt, vào giữa tháng 2.2017, UBND tỉnh Quảng Ngãi có quyết định thành lập Khu

bảo tồn biển Lý Sơn cũng sẽ là điểm nhấn để phát triển du lịch, tạo điều kiện cho người dân

huyện đảo Lý Sơn được hưởng lợi từ các dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực

đó, dự án trên lại ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của gần 700 hộ dân sống trên đảo.

Huyện đảo Lý Sơn nằm về phía đông bắc tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền 15 hải lý, có vị trí chiến lược

về quốc phòng, an ninh quan trọng trên biển và đất liền của cả khu vực miền Trung. Diện tích tự

nhiên hơn 10km2 gồm có 3 xã An Vĩnh, An Hải và An Bình với tổng dân số 4.000 hộ dân với khoảng

22.000 người. Trong đó, 40% dân số Lý Sơn sinh sống chủ yếu nghề đánh bắt thủy sản.

Giữa tháng 2.2017, UBND tỉnh Quảng Ngãi có quyết định thành lập Khu bảo tồn biển Lý Sơn, nằm

trong quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt với tổng diện tích gần 8.000ha, trong đó có hơn 7.000ha mặt nước biển. Khu bảo tồn

11

được chia thành 3 vùng chức năng (vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng phục hồi sinh thái, vùng phát

triển) và vành đai bảo vệ.

Tuy nhiên theo tính toán, nếu triển khai dự án trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của gần 700

ngư dân ở huyện Lý Sơn chuyên đánh bắt gần bờ. Ngư dân Nguyễn Tấn Thành - trú thôn Tây, xã An

Vĩnh, huyện Lý Sơn - cho biết, nguồn sống của gia đình phụ thuộc chủ yếu vào nguồn đánh bắt hải

sản ven bờ. Từ tháng 1 - 6, anh Thành thường lặn bắt ốc cừ hoặc bắn cá ở ven bờ, mỗi đêm thu

nhập từ 500 - 600 nghìn đồng, đủ để nuôi vợ và 3 người con ăn học. “Nếu bị cấm khai thác ven bờ

thì cả gia đình không biết sống sao. Mấy người có tàu công suất lớn thường đi đánh bắt xa. Còn như

tôi do không có vốn để đóng tàu thì phải đánh bắt ở gần bờ” - ngư dân Thành buồn bã. Ngư dân Võ

Minh Sơn - trú thôn Tây, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn - khẳng định, nếu được chính quyền địa phương

hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi thì ông sẽ đóng con tàu công suất lớn để vươn khơi. Được biết, hơn 10

năm nay, nguồn thu chủ yếu của gia đình ông Sơn chủ yếu từ nghề câu mực ở gần bờ, mỗi đêm thu

nhập gần 1 triệu đồng.

Theo bà Phạm Thị Hương - Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, việc thành lập Khu bảo tồn biển Lý

Sơn với mục đích bảo tồn, phát triển hệ sinh thái biển, bảo vệ tốt môi trường biển và nguồn lợi hải

sản. Khu bảo tồn cũng sẽ là điểm nhấn để phát triển du lịch, tạo điều kiện cho người dân Lý Sơn

được hưởng lợi từ các dịch vụ du lịch. Nhưng nếu triển khai dự án sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc

sống của gần 700 ngư dân sống bằng nghề đánh bắt gần bờ. Do đó huyện đang nghiên cứu, lên

phương án chuyển đổi nghề nghiệp, đảm bảo sinh kế cho số ngư dân bị ảnh hưởng, như đề xuất có

cơ chế cho họ vay vốn ưu đãi để đóng tàu có công suất lớn hơn. Những trường hợp ngư dân khai

thác bằng các dụng cụ thô sơ như: Lặn bắt hải sản, hái rong biển, câu mực... sẽ có chính sách đào

tạo nghề phù hợp. Ví dụ như cho ngư dân làm hướng dẫn viên du lịch, dịch vụ, xe ôm, hoặc hướng

dẫn cho khách du lịch đi lặn biển...

“Sắp tới đây, chính quyền địa phương sẽ tiến hành đối thoại, gặp gỡ để lắng nghe tâm tư,

nguyện vọng của gần 700 ngư dân bị ảnh hưởng. Đồng thời tiến hành nghiên cứu các phương

án hỗ trợ người dân, đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân cũng

như trong cán bộ, đảng viên. Nâng cao nhận thức điều kiện tốt nhất cho hoạt động của khu bảo

tồn biển” - bà Hương cho hay. (Lao Động 20/4, Trần Hóa) đầu trang

Bà Rịa - Vũng Tàu: Xác minh hai tàu cá bị mất liên lạc sau khi báo bị tàu khác bắt giữ Một cán bộ của Bộ đội biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết đang điều tra, xác minh về đơn trình

báo của một người dân về việc 2 tàu cá cùng 14 ngư dân bị tàu nước ngoài bắt giữ.

12

Ngày 20.4, ông Bùi Văn Vân (61 tuổi, ngụ P.5, TP.Vũng Tàu) đến Ban chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trình báo hai tàu cá do ông làm chủ là BV 9027 TS và BV 9118 TS cùng 14 ngư dân bị mất tích, không liên lạc được.

Theo ông Vân, khoảng 9 giờ ngày 19.4, thuyền trưởng tàu cá BV 9027 TS Phạm Văn Sơn (49 tuổi, quê Tiền Giang) gọi điện báo tàu cá BV 9118 TS do ông Đoàn Phi Hồng (49 tuổi, ngụ TP.Vũng Tàu) làm thuyền trưởng đang bị tàu của Indonesia bắt giữ .

Ông Sơn đã yêu cầu các ngư dân kéo lưới lên tàu để bỏ chạy nhưng bị những người trên tàu Indonesia dùng súng bắn nên buộc phải dừng lại.

Sau khi liên lạc với ông Vân xong thì hai tàu này hoàn toàn mất tín hiệu.

Ông Vân cho biết khi ông Sơn gọi điện thoại về báo cả hai tàu trên cùng 14 ngư dân đang đánh bắt hải sản ở vùng biển Việt Nam.

Đây là vùng biển mà các tàu của ông Vân thường xuyên đánh bắt hải sản từ hàng chục năm qua.

(Thanh Niên 20/4, Nguyễn Long) đầu trang

Kết thúc tốt đẹp chuyến kiểm tra liên hợp nghề cá Việt Nam - Trung Quốc

Trong các ngày từ 18 đến 20-4-2017, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Trung

Quốc đã tổ chức tuần tra, kiểm tra chung liên hợp nghề cá ở vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ

lần thứ nhất năm 2017.

Về phía Việt Nam có Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng, Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 (Bộ tư lệnh Cảnh

sát biển Việt Nam), Đại tá Trần Văn Thơ - Chỉ huy trưởng lực lượng kiểm tra liên hợp Việt Nam; Phía

Trung Quốc có Phó cục trưởng, Phân cục Nam Hải, Cảnh sát biển Trung Quốc, Lưu Thiêm Vinh - Chỉ huy

trưởng lực lượng kiểm tra liên hợp Trung Quốc.

13

Hai biên đội tàu Cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc trong chuyến kiểm tra liên hợp.

Tham gia chuyến kiểm tra liên hợp Cảnh sát biển Việt Nam có biên đội tàu mang số hiệu 8004 và 8003 (thuộc Hải

đội 101, Vùng Cảnh sát biển 1). Phía Cảnh sát biển Trung Quốc có biên đội tàu 3301 và 3304 (Phân Cục Nam

Hải, Cảnh sát biển Trung Quốc) tham gia. Chuyến kiểm tra liên hợp lần thứ nhất năm 2017 trải dài trên

phạm vi 9 điểm trong vùng đánh cá chung tại khu vực Vịnh Bắc Bộ.

14

Cảnh sát biển Việt Nam tặng áo phao và lương thực cho tàu cá Việt Nam.

Đây là đợt tuần tra, kiểm tra liên hợp chung lần thứ 13 nhằm tiếp tục khẳng định Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh

Bắc Bộ được ký kết giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc năm 2.000. Đây là một Hiệp định kinh tế - kỹ thuật được

thiết lập trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của nhau. Ngoài ra, chuyến tuần tra

chung góp phần tăng cường giữ gìn, phát triển mối quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai

nước, nâng cao hiệu quả phối hợp trong thực hiện thỏa thuận về quy chế kiểm tra liên hợp với Trung Quốc, góp phần

bảo tồn và khai thác bền vững tài nguyên, sinh vật biển trong vùng đánh cá chung theo Hiệp định hợp tác nghề cá ở

Vịnh Bắc Bộ.

Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Trung Quốc áp sát tàu cá Việt Nam để tiến hành kiểm tra.

15

Hội đàm thống nhất kế hoạch kiểm tra giữa cảnh sát biển hai bên.

Cũng trong chuyến công tác này đã diễn ra các hoạt động giao lưu, thăm hỏi, tặng quà lưu niệm, động

viên lực lượng tham gia chuyến kiểm tra liên hợp của hai bên. Lực lượng Cảnh sát biển hai bên tổ chức

các hoạt động gặp gỡ, giao lưu trao đổi kinh nghiệm, nghiệp vụ kiểm soát tàu cá, tìm kiếm cứu nạn, bảo

vệ môi trường biển, bảo đảm an toàn hàng hải, giữ gìn an ninh trật tự hoạt động đánh bắt hải sản trên

biển. Lực lượng Cảnh sát biển hai nước đã thảo luận về tình hình tàu cá hai nước vi phạm, phổ biến pháp

luật cho ngư dân đi biển để vừa phát triển kinh tế, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Cảnh sát biển hai bên trao đổi nghiệp vụ trên buồng lái.

Hoạt động này được duy trì thường xuyên nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp trong thực hiện

thỏa thuận về Quy chế tuần tra liên hợp giữa lực lượng Cảnh sát biển hai nước Việt Nam -

Trung Quốc. (Quân Đội Nhân Dân 20/4, Phan Anh) đầu trang

16

Bà Rịa - Vũng Tàu: Giải cứu nhiều thuyền viên bị ép lao động trên biển

Cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa giải cứu nhiều thuyền viên bị giam giữ và bị ép

lao động trên thuyền.

Vì nợ tiền, hoặc bị cò lao động vờ giới thiệu việc làm, nhiều người lao động đã bị bắt nhốt,

bị ép viết giấy vay nợ với lãi suất cắt cổ. Sau đó, họ bị bán cho các chủ tàu để trừ nợ bằng

cách đưa ra biển đánh bắt hải sản và bị đối xử tàn tệ với đồng lương rẻ mạt.

Nhiều thuyền viên không chịu nổi đã làm đơn tố cáo đến cơ quan chức năng. Từ đây, cơ

quan điều tra đã tìm ra nhiều đường giây chuyên cò lao động đi biển, giam giữ người trái

pháp luật, thậm chí đánh đập người lao động.

Đại úy Nguyễn Văn Tiện - Phó Đồn trưởng nghiệp vụ Đồn Biên phòng Bến Đá, Bộ đội Biên

phòng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cho biết, 5 thuyền viên trên tàu cá 5860 sau khi vào đến bờ đã

chạy trốn và đã vào đồn biên phòng trình báo sự việc, tố báo bị giam giữ. Các thuyền viên

này cho biết, họ bị cò lao động bị lừa đi biển.

Tiếp nhận vụ việc từ lực lượng biên phòng, công an TP. Vũng Tàu đã bắt giữ 2 đối

tượng chuyên cò lao động đi biển cho các chủ tàu. Các đối tượng khai nhận đã cấu kết với

một số người làm nghề xe ôm ở các bến xe tại TP.HCM, dụ dỗ những người đang cần việc

làm rồi chở ra Vũng Tàu bán cho các chủ tàu.

Các nạn nhân cho biết sau khi được xe ôm chở xuống Vũng Tàu, họ bị giam giữ và phải ký

giấy vay nợ từ 3-3,5 triệu đồng để trả tiền môi giới việc làm cùng nhiều khoản nợ khác. Nếu

không nghe lời hoặc không chịu đi ghe, họ sẽ bị đánh đập..

Hiện tượng bắt chẹt, lừa đảo để bóc lột người lao động đi biển hiện đang diễn ra khá phổ biến.

Cuối năm ngoái, lực lượng chức năng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã khởi tố và bắt giam 4 đối

tượng trong đường dây cò lao động đi biển vì giam giữ người trái pháp luật. (Đài Truyền Hình

Việt Nam 20/4) đầu trang./.