Ai Cập cổ đại

50
Ai Cập cổ đại Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Tượng nhân sư, phía sau là kim tự tháp Giza Ramesses II (1279 - 1213 TCN ) là một trong những vị pharaon vĩ đại nhất của Ai Cập cổ đại.

description

nhung thoi tin can thiet ve ai cap co dai

Transcript of Ai Cập cổ đại

Page 1: Ai Cập cổ đại

Ai Cập cổ đạiBách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tượng nhân sư, phía sau là kim tự tháp Giza

Ramesses II (1279 - 1213 TCN) là một trong những vị pharaon vĩ đại nhất của Ai Cập cổ đại.

Page 2: Ai Cập cổ đại

Map of ancient Egypt, showing major cities and sites of the Dynastic period (c. 3150 BC to 30 BC)

Ai Cập cổ đại, hay nền văn minh sông Nin, gắn liền với cư dân sống bên hai bờ sông Nin tại Ai Cập. Dòng sông Nin dài khoảng 6500 km, có bảy nhánh đổ ra Địa Trung Hải, đã tạo ra nơi sản sinh ra một trong các nền văn minh sớm nhất thế giới. Phần hạ lưu sông Nin rộng lớn, giống như hình tam giác dài 700 km, hai bên bờ sông rộng từ 10 dến 50 km tạo thành một vùng sinh thái ngập nước và bán ngập nước - một đồng bằng phì nhiêu với động thực vật đa dạng và đông đúc. Hàng năm từ tháng 6 đến tháng 9, nước lũ sông Nin dâng lên làm tràn ngập cả khu đồng bằng rộng lớn và bồi đắp một lượng phù sa khổng lồ, màu mỡ. Các loại thực vật chủ yếu như: đại mạch, tiểu mạch, chà là, sen,… sinh sôi nảy nở quanh năm. Ai Cập cũng có một quần thể động vật đa dạng và phong phú, mang đặc điểm đồng bằng-sa mạc như voi, hươu cao cổ,sư tử, trâu, bò, cá sấu, các loài cá, chim,…

Tất cả các điều kiện thiên nhiên ưu đãi đã góp phần hình thành nền văn minh Ai Cập sớm nhất. Các ngành nghề như đánh bắt cá, nông nghiệp,thủ công nghiệp và thương nghiệp đều phát triển ngay từ 3.000 năm trước Công nguyên. Đặc biệt, các di sản kiến trúc đồ sộ và đạt đến một trình độ vươn lên tầm kỳ quan của thế giới như: các kim tự tháp, các kiệt tác về hội họa, điêu khắc và nghệ thuật ướp xác,…

Theo cách phân định thời gian của Manetho (thế kỷ 3 TCN) thì lịch sử Ai Cập cổ đại được chia ra thành Cổ, Trung và Tân Vương quốc với 30 vương triều kéo dài khoảng từ cuối thiên niên kỷ thứ 4 trước Công nguyên đến năm 332 trước Công nguyên. Vua của toàn cõi Ai Cập thường có các vua chư hầu dưới quyền, nên các tài liệu tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào

Page 3: Ai Cập cổ đại

Nha dùng danh từ Cổ, Trung và Tân Đế quốc thay vì Vương quốc. Danh từ pharaon bắt đầu được các vua Ai Cập cổ dùng từ vương triều thứ 12 trở đi. Pharaon có nghĩa là ngôi nhà lớnám chỉ cung vua. Vẫn còn nhiều nghiên cứu về các vương triều Ai Cập đang được tiếp tục và có thể các vương triều này sẽ còn thay đổi, bởi vì ngày nay các công tác khảo cổ vẫn tiếp tục phát hiện thêm nhiều dữ liệu, chứng cứ khác nhau.

Mục lục

  [ẩn] 

1 Lịch sử qua các thời kìo 1.1 Thời kỳ Tiền triều đại (12.000 TCN - 3.200 TCN)o 1.2 Thời kỳ Sơ triều đại (3.200 TCN - 2.600 TCN)o 1.3 Thời kỳ Cổ vương quốc (2.678 TCN - 2.400 TCN)o 1.4 Thời kỳ chuyển tiếp thứ nhất (2.400 TCN - 2.046 TCN)o 1.5 Thời kỳ Trung vương quốc (2.046 TCN - 1.750 TCN)o 1.6 Thời kỳ chuyển tiếp thứ nhì (1.700 TCN - 1.590 TCN)o 1.7 Thời kỳ Tân vương quốc (1.590 TCN - 1.078 TCN)

1.7.1 1590 - 1310 trước Công nguyên 1.7.2 1.310 - 1.078 trước Công nguyên

o 1.8 Thời kỳ chuyển tiếp thứ ba (1.078 TCN - 663 TCN)o 1.9 Thời hậu nguyên (663 TCN - 332 TCN)o 1.10 Triều đại Ptolemaioso 1.11 Thời kì thuộc La Mã

2 Thành tựu văn hóa Ai Cập cổo 2.1 Nghệ thuật ướp xác Ai Cập cổo 2.2 Chữ viết Ai Cập cổo 2.3 Văn học - nghệ thuật Ai Cập cổo 2.4 Kiến trúc Ai Cập cổo 2.5 Thế giới quan - triết học Ai Cập cổ

3 Chính quyền và kinh tếo 3.1 Chính sách quản lý và thuếo 3.2 Hệ thống pháp luậto 3.3 Nông nghiệp

3.3.1 Động vật 4 Chú thích 5 Tài liệu tham khảo 6 Xem thêm 7 Đọc thêm 8 Liên kết ngoài

Lịch sử qua các thời kì[sửa | sửa mã nguồn]

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để có thể kiểm chứng thông tin. Những nội dung không có nguồn có thể bị đặt vấn đề và xóa bỏ. Mời bạn bổ sung chú thích từ các nguồn đáng tin cậy để giúp cải thiện bài viết.

Lịch sử Ai Cập

Page 4: Ai Cập cổ đại

Bài này nằm trong loạt bài về Ai Cập

Ai Cập thời tiền sử pre–3100 TCN

Ai Cập cổ đại

Sơ triều đại 3100–2686 TCN

Cổ vương quốc 2686–2181 TCN

Chuyển tiếp thứ nhất 2181–2055 TCN

Trung vương quốc 2055–1650 TCN

Chuyển tiếp thứ hai 1650–1550 TCN

Tân vương quốc 1550–1069 TCN

Chuyển tiếp thứ ba 1069–664 TCN

Hậu nguyên 664–332 TCN

Thời cổ điển

Ai Cập thuộc Achaemenes 525–332 TCN

Ai Cập Hy Lạp hóa 332–30 TCN

Ai Cập thuộc La Mã 30 TCN–641 SCN

Ai Cập thuộc Sassanid 621–629

Thời Trung cổ

Ai Cập Ả Rập 641–969

Ai Cập thuộc Fatima 969–1171

Ai Cập thuộc Ayyub 1171–1250

Mamluk Ai Cập 1250–1517

Thời cận đại

Ai Cập thuộc Ottoman 1517–1867

Pháp xâm lược 1798–1801

Ai Cập dưới thời nhà Muhammad Ali 1805–1882

Khedivate of Egypt 1867–1914

Ai Cập hiện đại

Anh xâm lược 1882–1953

Hồi quốc Ai Cập 1914–1922

Vương quốc Ai Cập 1922–1953

Cộng hòa Ai Cập 1953–present

Page 5: Ai Cập cổ đại

 Chủ đề Ai Cập

X T S

Thời kỳ Tiền triều đại (12.000 TCN - 3.200 TCN)[sửa | sửa mã nguồn]

12.000 TCN: Dân miền nam Ai Cập đã bắt đầu trồng lúa mạch. 7.000 TCN: Dân cư đồng bằng sông Nin đã biết canh tác. Khoảng 5500 TCN, các bộ lạc nhỏ sống trong thung lũng sông

Nile đã phát triển thành một loạt các nền văn hóa thể hiện qua việc làm chủ nông nghiệp và chăn nuôi, và được nhận biết bằng gốm và các vật dụng cá nhân, chẳng hạn như lược, vòng tay, và hạt. Lớn nhất trong số những nền văn hóa đầu tiên ở Ai-cập, là văn hóa Badari, được biết đến với đồ gốm sứ chất lượng cao của nó, công cụ bằng đá, và sử dụng đồng.[1]

Ở miền Bắc Ai Cập, văn hóa Badari được theo sau bởi các nền văn hóa Amratian và Gerzean,[2] đã mang đến một số cải tiến kĩ thuật. Vào thời kì Gerzian, đã xuất hiện những bằng chứng đầu tiên về sự tiếp xúc với Canaan và bờ biển Byblos.[3]

5.000 TCN:Có xứ Ombos, kinh đô là Ballas ở miền nam Ai Cập (cũng gọi là Thượng Ai Cập). Miền bắc Ai Cập (Hạ Ai Cập) có xứ Balamun, kinh đô là Behedet.

4.500 TCN: Người Ai Cập đã biết dùng dương lịch mỗi năm có 365 ngày. Truyền thuyết cho rằng người đặt ra lịch đó là Thoth. Thoth cũng được cho là người đã đặt ra mẫu tự Ai Cập, toán học và thiên văn học[cần  dẫn  nguồn]. Người Ai Cập tôn ông là thần của thời gian.

4.000 TCN: Xứ Ombos chiếm xứ Balamun. 3.900 TCN: Xứ Ombos bị chia đôi: xứ Nekhein ở phía bắc và xứ

Buto ở phía nam. 3.700 TCN: Người miền bắc Ai Cập bắt đầu biết dùng kim loại. 3.600 TCN: Xứ Nekhein ở miền bắc chiếm được xứ Buto ở

miền nam. Họ định đô ở Heliopolis (Nhật Thành). 3.500 TCN: Ai Cập lại chia đôi: Nekhein giữ miền bắc, Buto độc

lập ở miền nam. 3.300 TCN: Người phương đông tràn sang chiếm xứ Nekhein. 3.250 TCN: Vua xứ Buto là Scorpion II thắng được vua của

Nekhein.

Thời kỳ Sơ triều đại (3.200 TCN - 2.600 TCN)[sửa | sửa mã nguồn]

3.200 TCN: Con của vua Scorpion II là Menes (hay Horus Narmer) đánh đuổi được người phương đông, thống nhất Nekhein và Buto. Menes lập một triều đại mới, tức là vương triều thứ nhất, trong vương phổ của Manetho. Menes cũng được coi là người khai sinh ra nước Ai Cập.

Vương triều thứ nhất : Menes xây dựng thành phố Memphis (Bạch Thành) lớn nhất thế giới thời đó. Ông đóng đô ở thành This. Vương triều thứ nhất có 9 đời vua và truyền được khoảng 300 năm. Các vua thời này thường đánh đông dẹp bắc. Menes có đánhLibya. Djer đã chiếm đất Sudan đến

Page 6: Ai Cập cổ đại

ghềnh thứ nhì của sông Nin. Den và Semerkhet đánh bán đảo Sinai.

Các vua thuộc Vương triều I:

1. Menes (3200 - 3140 TCN)2. Hor-Aha (3140 - 3108 TCN)3. Djer  (3108 - 3067 TCN)4. Djet (3066 - 3028 TCN)5. Nữ hoàng Merneith (3027 - 2975 TCN)6. Den  (2975 - 2935 TCN)7. Anedjib (2935 - 2925 TCN))8. Semerkhet  (2925 - 2916 TCN)9. Qa'a (2916 - 2890 TCN)

Thời này các sử gia còn tranh luận nhiều về cách định năm. Phần đông xếp cuộc thống nhất Ai Cập của Menes vào năm 3100 TCN (tài liệu truyền thống viết là năm 3200 TCN)[4]. Có người xếp trễ đến năm 2900 TCN. Tài liệu xưa của Julius Africanus xếp sớm đến năm 5664 TCN.

Vương triều thứ 2 : khởi đầu với vua Hotepsekhemwy. Những người kế vị ông là Nebire, Nineter (Raneb), Uneg, Senji, Peribsen và Khasekhemwy. Vào hai vương triều đầu, dân Ai Cập đã xây nhiều lăng tẩm rất lớn (mộ Mastaba). Kinh đô của hai vương triều đầu là thành This nên thời đại của hai vương triều này cũng gọi là "thời Thinite".

Các vua thuộc Vương triều II:

1. Hotepsekhemwy  (2890 - 2852 TCN)2. Raneb Kaiechos (2852 - 2813 TCN)3. Nynetjer (2812 - 2773 TCN)4. Uneg  (2772 - 2740 TCN)5. Senji  (2740 - 2720 TCN)6. Peribsen  (2720 - 2710 TCN)7. Sekhemib (2710 - 2698 TCN)8. Khasekhemwy  (2698 - 2678 TCN)

Thời kỳ Cổ vương quốc (2.678 TCN - 2.400 TCN)[sửa | sửa mã nguồn]

Vương triều thứ 3 : Vua Djoser sai Vizia Imhotep xây dựng kim tự tháp có bậc thềm đầu tiên ở Saqqara.

Các vua của Vương triều III:

1. Djoser  (2678 - 2650 TCN)2. Sekhemkhet (2649 - 2643 TCN)3. Khaba (2643 - 2637 TCN)4. Huni (2637 - 2613 TCN)

Vương triều thứ 4 : một trang sử vàng son của Cổ vương quốc vì đã để lại rất nhiều di sản văn hoá. Các vua Khufu, Khafre và Menkaure là chủ nhân ba kim tự tháp lớn ở Giza. Theo Herodotos, có 300.000 nhân công xây Kim tự tháp Khufu trong 20 năm, kim tự tháp lớn nhất được xây dưới sự chỉ thị của Vizia Hemon, đây là một trong Bảy kỳ quan thế giới cổ đại

Page 7: Ai Cập cổ đại

Các vua của Vương triều IV:

1. Sneferu (2613 - 2589 TCN)2. Khufu  (2589 - 2566 TCN)3. Djedefre (2566 - 2558 TCN)4. Khafre  (2558 - 2532 TCN)5. Menkaure  (2532 - 2504 TCN)6. Shepseskaf (2503 - 2500 TCN)7. Djedefptah (2500 - 2498 TCN)

Vương triều thứ 5 : Vua Sahure xưng là "Con của thần Rê". Các kim tự tháp đầu tiên được xây dựng ở Abusir.

Các vua của Vương triều V:

1. Userkaf (2498 - 2491 TCN)2. Sahure  (2490 – 2475 TCN)3. Neferirkare (2474 - 2464 TCN)4. Neferefre (2460 – 2458 TCN)5. Shepseskare (2458 - 2445 TCN)6. Nyuserre Ini (2445 - 2422 TCN)7. Menkauhor Kaiu (2422 - 2414 TCN)8. Isesi (2414 - 2375 TCN)9. Unas (2375 - 2345 TCN)

Vương triều thứ 6 : Có các vua Pepi I, Pepi II. Pepi II ở ngôi 94 năm, nên triều đại ông được các sử gia Âu Mỹ xếp hạng là đời vua lâu dài nhất thế giới nếu không tính các huyền thoại.

Các vua của Vương triều VI:

1. Teti (2345 - 2333 TCN)2. Userkare (2333 - 2332 TCN)3. Pepi I  (2332 - 2283 TCN)4. Merenre I (2283 - 2278 TCN)5. Pepi II  (2278 - 2184 TCN)6. Neferka (2200 - 2199 TCN)7. Merenre II (2184 TCN)8. Neitiqerty Siptah (2184 - 2181 TCN)

Những Tiến bộ lớn trong kiến trúc, nghệ thuật, và công nghệ đã được xuất hiện vào thời kì Cổ vương quốc, thúc đẩy bởi năng suất nông nghiệp tăng có thể do một chính quyền trung ương phát triển tốt.[5] Một số thành tựu đỉnh cao của Ai Cập cổ đại, kim tự tháp Giza và tượng Nhân sư vĩ đại, đã được xây dựng trong thời Cổ vương quốc. Dưới sự chỉ đạo của tể tướng, các quan chức nhà nước thu thuế, phối hợp các dự án thủy lợi để nâng cao năng suất cây trồng, huy động nông dân làm việc trong các dự án xây dựng, và thiết lập một hệ thống tư pháp để duy trì hòa bình và trật tự.[6]

Page 8: Ai Cập cổ đại

Khafre Enthroned

Cùng với tầm quan trọng ngày càng tăng của một chính quyền trung ương, đã phát sinh một tầng lớp mới bao gồm những quan kí lục có học thức và các quan chức mà được ban phát đất đai bởi của các pharaoh đổi lại cho sự phục vụ của họ.Các Pharaoh cũng thực hiện ban cấp đất đai cho các giáo phái và các đền thờ địa phương để đảm bảo rằng họ có nguồn lực để thờ cúng các vị vua sau khi ông ta qua đời.

Các Vizia thời Cổ Vương quốc:

1. Kagemni I (thời Sneferu), tác giả của Các chỉ thị của Kagemni.

2. Nefermaat I (thời Khufu), con của Snefru và là cha của Hemiunu

3. Hemiunu4. Kawab, con trai cả của Khufu5. Ankhhaf (thời Khafre). Ông là con trai thứ của Sneferu6. Nefermaat II. Ông là cháu của vua Khufu, có 2 cháu trai7. Minkhaf, con của Khufu8. Khufukhaef, con của Khufu9. Nikaure (thời Menkaure), con của Khafre10. Ankhmare, con của Khafre11. Duaenre12. Nebemakhet, con trai của hoàng hậu Meresankh III13. Iunmin I14. Babaef II (thời Shepseskaf, cháu nội của Menkaure)15. Sekhemkare (thời Userkaf và Sahure), con trai của

Khafre có với hoàng hậu Hekenuhedjet .16. Weshptah (thời Sahure và Neferirkare Kakai)17. Ptahhotep I (thời Djedkare Isesi)18. Akhethotep, con của Ptahhotep I.19. Ptahhotep II, tác giả của quyển Lời khuyên của Ptahhotep20. Senedjemib Inti21. Senedjemib Mehi, con trai của vua Isesi (hay Unas), tể

tướng đầu tiên của vương triều VI22. Nefersheshemre (thời Teti)23. Kagemni, con trai của vua Teti

Page 9: Ai Cập cổ đại

24. Mereruka, con trai của vua Teti25. Khentika26. Ankhmahor (thời Pepi I)27. Merefnebef28. Hesi29. Meryteti; cháu nội của Teti, con trai của Mereruka30. Iunmin II31. Nebet, mẹ vợ của vua Pepi I32. Tjetju33. Djau: anh em rể của Pepi I, con trai của Nebet34. Rawer35. Shemay (thời Neferkaure -Neferkauhor), con trai của

của Neferkauhor  và là chúa châu Coptos, sau trở thành tể tướng

36. Idy (thời Neferirkare (?)), con trai-trong-pháp luật của Neferkauhor , nomarch của Coptos, sau tể tướng

Thời kỳ chuyển tiếp thứ nhất (2.400 TCN - 2.046 TCN)[sửa | sửa mã nguồn]

Vương triều thứ 7  và vương triều thứ 8 là thời kỳ Ai Cập bị phân chia thành nhiều tiểu vương quốc. Vương triều thứ bảy loạn lớn: 70 vua cai trị 70 ngày.

các vua của Vương triều VII và VIII:

1. Menkare (2181 TCN)2. Neferkare II (2181 - 2178 TCN)3. Neferkare Neby4. Djedkare Shemai5. Neferkare Khendu6. Merenhor7. Neferkamin8. Nikare9. Neferkare Tereru10. Neferkahor11. Neferkare Pepiseneb (2171 - 2170 TCN)12. Neferkamin Anu (2170 - 2168 TCN)13. Qakare Ibi (2168 - 2166 TCN)14. Neferkaure (2166 - 2163 TCN)15. Khwiwihepu Neferkauhor (2162 - 2160 TCN)16. Neferirkare (2160 TCN)

Vương triều thứ 9 , Vương triều thứ 10 và Vương triều thứ 11 là thời kỳ chiến tranh liên miên giữa các tiểu vương quốc, và kết thúc bằng sự tái thống nhất do Mentuhotep II, một hoàng thân xứ Thebes.

Các vua của Vương triều IX:

1. Khety I (2160 TCN)2. Neferkare VII (2140 TCN)3. Khety II (2140 - 2138 TCN)4. Setut (2138 - 2136 TCN)5. Mery- (khuyết tên)6. Shed- (khuyết tên)

Page 10: Ai Cập cổ đại

7. H. (không rõ tên) ( ? - 2130 TCN)

Các vua của Vương triều X:

1. Meryhathor (2130 TCN)2. Neferkare VIII (2125 TCN)3. Khety III (2125 - 2075 TCN)4. Merykare (2075 - 2040 TCN)5. (không rõ tên)

Các vua của Vương triều XI:

1. Intef (2140 - 2130 TCN)2. Mentuhotep I (2130 - 2120 TCN)3. Intef I (2120 - 2112 TCN)4. Intef II (2112 - 2063 TCN)5. Intef III (2063 - 2046 TCN)6. Mentuhotep II (2046 - 2010 TCN), tái thống nhất nhà nước

Ai Cập7. Mentuhotep III (2010 - 1998 TCN)8. Mentuhotep IV (1998 - 1991 TCN)

Sau khi chính quyền trung ương của Ai Cập sụp đổ vào cuối thời Cổ Vương quốc, chính quyền không còn có thể hỗ trợ hay giữ được sự ổn định cho nền kinh tế của đất nước. Thống đốc các vùng không còn có thể dựa vào nhà vua để được giúp đỡ trong thời gian khủng hoảng này, và tình trạng thiếu lương thực cùng tranh chấp chính trị leo thang gây ra nạn đói và các cuộc nội chiến quy mô nhỏ. Tuy nhiên, bất chấp những vấn đề khó khăn, các quan chức địa phương, do không cống nạp cho các pharaoh, sử dụng sự độc lập mới có được để thiết lập một nền văn hóa phát triển mạnh ở các tỉnh. Một khi kiểm soát các nguồn tài nguyên của riêng mình, các tỉnh đã trở nên giàu có hơn về kinh tế, một thực tế chứng minh bằng sự chôn cất lớn hơn và tốt hơn trong tất cả các tầng lớp xã hội[7]

Không bị ràng buộc bởi lòng trung thành của họ với pharaoh, các nhà cầm quyền địa phương đã bắt đầu cạnh tranh với nhau để kiểm soát lãnh thổ và quyền lực chính trị. Khoảng năm 2160 trước Công nguyên, các vị vua ở Herakleopolis đã kiểm soát Hạ Ai Cập, trong khi một gia tộc đối thủ có căn cứ tại Thebes, gia đình Intef, nắm quyền kiểm soát của Thượng Ai Cập. Vì nhà Intefs mạnh hơn và bắt đầu mở rộng sự kiểm soát của họ về phía bắc, một cuộc đụng độ giữa hai triều đại đối thủ đã không thể tránh khỏi. Khoảng năm 2055 trước Công nguyên, phe Theban dưới quyền Nebhepetre Mentuhotep II cuối cùng đã đánh bại các vị vua Herakleopolis, thống nhất hai vùng đất và mở ra một thời kỳ phục hưng kinh tế và văn hóa được gọi là thời Trung vương quốc.[8]

Thời kỳ Trung vương quốc (2.046 TCN - 1.750 TCN)[sửa | sửa mã nguồn]

Vương triều thứ 11: Vua Mentuhotep II chọn thành Thebes (Ai Cập). Vương triều chấm dứt sau khi vua cuối cùng là Mentuhotep IV qua đời, Tể tướng là Amenehat lên ngôi và lập vương triều mới.

Vương triều thứ 12 : Vua Amenemhat I lên thay Mentuhotep IV. Các vua kế tục như Senusret I, Senusret III và Amenemhat III đã nhiều lần mở mang bờ cõi. Xây dựng Cột tháphoàng gia hoàn thiện lâu đời nhất.

Các vua của Vương triều XII:

1. Amenemhet I (1991 - 1962 TCN)2. Senusret I  (1971 - 1926 TCN)3. Amenemhet II (1929 - 1895 TCN)

Page 11: Ai Cập cổ đại

4. Senusret II (1897 - 1878 TCN)5. Senusret III  (1878 - 1839 TCN)6. Amenemhet III  (1860 - 1814 TCN)7. Amenemhet IV (1815 - 1806 TCN)8. Nữ hoàng Sobekneferu (1806 - 1802 TCN)

Vương triều thứ 13  và vương triều thứ 14 là thời kỳ đen tối, loạn lạc của Ai Cập.

Các vua của Vương triều XIII:

1. Sobekhotep I (1802 - 1800 TCN)2. Sonbef (1800 - 1796 TCN)3. Nerikare (1796 TCN)4. Amenemhet V (1796 - 1793 TCN)5. Ameny Qemau (1795 - 1792 TCN)6. Hotepibre Qemau (1792-1790 TCN)7. Iufni (1790 - 1788 TCN)8. Amenemhet VI (1788 - 1785 TCN)9. Semenkare Nebnuni (1785 - 1783 TCN)10. Sehetepibre (1783 - 1781 TCN)11. Sewadjkare (1781 - 1780 TCN)12. Nedjemibre (1780 TCN, 7 tháng)13. Khaankhre Sobekhotep (1780 - 1777 TCN)14. Renseneb (1777 TCN, 4 tháng)15. Awybre Hor I (1777 - 1775 TCN)16. Sekhemrekhutawy Khabaw (1775 - 1772 TCN)17. Djedkheperew (1772 - 1770 TCN)18. Sebkay (1770 - 1769 TCN)19. Sedjefakare (1769 - 1766 TCN)20. Wegaf (1766 - 1757 TCN)21. Khendjer (1764 - 1760 TCN)22. Imyremeshaw (1760 - 1758 TCN)23. Intef IV (1759 - 1749 TCN)24. Seth Meribre (1757 - 1749 TCN)25. Sobekhotep III (1745 - 1741 TCN)26. Neferhotep I (1741 - 1730 TCN)27. Menwadjre Sihathor (1730 TCN)28. Sobekhotep IV (1730 - 1725 TCN)29. Sobekhotep V (1724 - 1720 TCN)30. Sobekhotep VI (1720 - 1715 TCN)31. Wahibre Ibiau (1714 - 1701 TCN)32. Merneferre Ay I (1701 - 1677 TCN)33. Merhotepre Ini (1677 - 1675 TCN)34. Sankhenre Sewadjtu (1675 - 1672 TCN)35. Mersekhemre Ined (1672 - 1669 TCN)36. Sewadjkare Hori (1669 - 1664 TCN)37. Sobekhotep VII (1664 - 1663 TCN)38. Merkheperre39. Merkare40. Mentuhotep V (1655 TCN)41. Mosre42. bi [...] maatre

Page 12: Ai Cập cổ đại

43. Hor [...] [...] webenre44. Se ... kare45. Sewahenre Senebmiu (1650 TCN)46. Seheqenre Sankhptahi47. ... Re48. Se ... enre ( ? - 1649 TCN)

Các vua của Vương triều XIV:

1. Yakbim Sekhaenre (1805 - 1780 TCN)2. Ya'ammu Nubwoserre (1780 - 1770 TCN)3. Qareh Khawoserre (1770 - 1760 TCN)4. 'Ammu Ahotepre (1760 - 1745 TCN)5. Sheshi (1745-1705 TCN)6. Nehesy (1705 TCN)7. Khakherewre8. Nebefawre (1704 TCN)9. Sehebre10. Wazad (1700 TCN)11. Merdjefare (1699 TCN)12. Sewadjkare III13. Nebdjefare (1694 TCN)14. Sheneh (thế kỷ 17 TCN)15. Djefare16. Webenre (1690 TCN)17. Sekheperenre18. Anati Djedkare19. Bebnum20. Apepi

Các vua của Vương triều XV:

1. Semqen (1649 - ? TCN)2. 'Aper-'Anat3. Sakir-Har4. Khyan (1625 - 1595 TCN)5. Apepi (1595 - 1555 TCN)6. Khamudi (1555 - 1544 TCN)

Amenemhat III, the last great ruler of the Middle Kingdom

Các pharaoh thời Trung vương quốc đã phục hồi sự thịnh vượng của đất nước và sự ổn định, qua đó kích thích sự hồi sinh của nghệ thuật, văn học, và các dự án xây dựng hoành tráng[9] Mentuhotep II và các vị vua kế tục của vương triều thứ 11 cai trị từ Thebes, nhưng khi viên tể tướng Amenemhat I lên ngôi mở đầu cho triều đại thứ 12 khoảng năm 1985 trước Công

Page 13: Ai Cập cổ đại

nguyên, ông ta đã chuyển kinh đô của quốc gia tới thành phốItjtawy nằm trong ốc đảo Faiyum.[10] Từ Itjtawy, các pharaoh triều đại thứ 12 đã tiến hành một chương trình cải tạo đất đai và chương trình thủy lợi để tăng sản lượng nông nghiệp trong khu vực. Hơn nữa, quân đội còn tiến hành các chiến dịch quân sự tái chiếm lại vùng lãnh thổ Nubia vốn giàu các mỏ đá và mỏ vàng, trong khi nhân dân lao động xây dựng một công trình phòng thủ ở phía đông vùng đồng bằng châu thổ, được gọi là "Trường thành của nhà vua", để bảo vệ chống lại các cuộc tấn công từ nước ngoài.[11]

Vị vua vĩ đại cuối cùng của thời kỳ Trung vương quốc, Amenemhat III, đã cho phép những người châu Á định cư trong khu vực đồng bằng để cung cấp một lực lượng lao động đủ để cho việc khai thác mỏ và đặc biệt là các công trình xây dựng của ông.

Các vizir (Tể tướng) thời Trung vương quốc:

1. Bebi (thời Mentuhotep II)2. Dağı (thời Mentuhotep II)3. Amenemhet (thời Mentuhotep IV, về sau trở thành Pharaoh

đầu tiên của Vương triều 12)4. Ipi (thời Amenemhet I)5. Intefiqer (thời Amenemhat I, Senusret I)6. Senusret (thời Senusret I, Amenemhet II)7. Ameny (thời Amenemhet II)8. Amenemhat-ankh9. Siese10. Sobekemhat (thời Senusret III)11. Nebit12. Khnumhotep III13. Kheti (thời Amenemhet III)14. Senewosret-Ankh (vương triều 13)15. Khenmes16. Ankhu (thời Khendjer)17. Resseneb18. Iymeru19. Neferkare Iymeru (thời Sobekhotep IV)20. Sobka called Bebi (thời Ay)21. Sonbhenaf (thời Ibiaw hoặc Ay, hoặcDjehuti)22. Aya (thời Ini I), thống đốc của tỉnh El Kab, về sau được

Pharaoh Ini I bổ làm Tể tướng vào năm 1 của Ini23. Ayameru, con trai của Aya

Thời kỳ chuyển tiếp thứ nhì (1.700 TCN - 1.590 TCN)[sửa | sửa mã nguồn]

Vương triều thứ 16  và vương triều thứ 17 ở vùng Thượng Ai Cập là thời kỳ Ai Cập chống lại sự xâm lược của người Hyksos. Vương triều thứ 15 là các vua Ai Cập người ngoại tộc Hyksos ở vùng hạ. Nhiều sử gia cho rằng người Hyksos hơn người Ai Cập ở chỗ biết dùng đồ sắt trong khi người Ai Cập chỉ biết dùng đồ đồng.

Các vua của Vương triều XVI:

1. (không rõ tên) (1649 - ? TCN)2. Djehuti (1648 - 1645 TCN)3. Sobekhotep VIII (1645 - 1629 TCN)4. Neferhotep III (1629 - 1628 TCN)5. Mentuhotepi (1628 - 1627 TCN)

Page 14: Ai Cập cổ đại

6. Nebiryraw I (1627 - 1601 TCN)7. Nebiriau II (1601 - 1600 TCN)8. Semenre (1600 TCN)9. Bebiankh (1600 - 1588 TCN)10. Pepy III11. Dedumose I12. Dedumose II (1588 - 1582 TCN)13. Montuemsaf14. Mentuhotep VI (1585 TCN)15. Senusret IV16. Sekhemre Shedwast

Các vua của Vương triều XVII:

1. Rahotep (1580 - 1576 TCN)2. Sobekemsaf I (1576 - 1574 TCN)3. Sobekemsaf II (1574 TCN)4. Intef V (1573 - 1571 TCN)5. Intef VI (1571 - 1560 TCN)6. Intef VII (1560 - 1559 TCN)7. Ahmose (1558 TCN)8. Seqenenre Tao II (1558 - 1554 TCN)9. Kamose (1554 - 1549 TCN)

Khoảng năm 1785 trước Công nguyên, khi mà sức mạnh của các vị vua thời Trung vương quốc suy yếu, những dân định cư châu Á sống ở thị trấn Avaris ở miền đông đồng bằng châu thổ nắm quyền kiểm soát khu vực và buộc chính quyền trung ương phải rút lui về Thebes, nơi các vị vua bị coi là một chư hầu và đặc biệt là phải cống nạp[12] Người Hyksos ("Các vị vua nước ngoài") bắt chước mô hình của chính phủ Ai Cập và miêu tả mình là pharaoh, do đó tích hợp các yếu tố Ai Cập vào nền văn hóa thời đại đồ đồng của họ.[13]

The maximum territorial extent of Ancient Egypt (15th century BC)

Sau khi rút lui về phía nam, các vị vua Thebes thấy mình bị mắc kẹt giữa người Hyksos ở phía bắc và đồng minh Nubia của họ, người Kushite. Sau nhiều năm không động tĩnh, Thebes đã tập hợp đủ sức mạnh để có thể thách thức người Hyksos trong một cuộc chiến sau đó kéo dài hơn 30 năm, cho đến năm 1555 trước Công nguyên[12] Các vị pharaoh Tao II Seqenenre và Kamose cuối cùng đã có thể đánh bại người Nubia, nhưng phải tới khi người kế vị của Kamose là Ahmose I lên ngôi, họ mới thành công trong việc tiến hành một loạt các chiến dịch vĩnh viễn loại trừ sự hiện diện của dân Hyksos ở Ai Cập. Vào thời kỳ Tân Vương quốc sau đó, quân đội đã trở thành một ưu tiên trung tâm cho các pharaoh trong việc tìm cách mở rộng biên giới của Ai Cập và bảo đảm sự thống trị của họ ở vùng Cận Đông [14]

Thời kỳ Tân vương quốc (1.590 TCN - 1.078 TCN)[sửa | sửa mã nguồn]

Page 15: Ai Cập cổ đại

1590 - 1310 trước Công nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Vương triều thứ 18 : Bắt đầu từ khi vua Ahmose I đánh đuổi được người Hyksos và tái thống nhất Ai Cập.

Tiếp theo đó, những người kế vị ông là Thutmosis I, Thutmosis II, nữ hoàng Hatshepsut và Thutmosis III ngự trên một đế quốc Ai Cập mở rộng đếnPalestine, Israel, Liban và một phần của Syria. Sự chinh phạt của triều đại đưa Ai Cập đến những cuộc chiến với đế quốc Mitanni ở Syria và đế quốc Hittite ở Thổ Nhĩ Kỳ. Vua Tutankhamun nổi tiếng với câu chuyện "lời nguyền của các pharaon" (nhiều người vào mộ ông bị chết một cách đáng ngờ) và những di sản quý báu (tìm được trong mộ của ông) được trưng bày nhiều nơi trên thế giới từ thế kỷ 20.

Các vua của Vương triều XVIII:

1. Ahmose I  (1570 - 1544 TCN)2. Amenhotep I (1541 - 1520 TCN)3. Thutmosis I  (1520 - 1493 TCN)4. Thutmosis II  (1492 - 1479 TCN)5. Nữ hoàng Hatshepsut (1479 - 1458 TCN)6. Thutmosis III  (1479 - 1425 TCN)7. Amenhotep II (1425 - 1400 TCN)8. Thutmosis IV (1400 - 1390 TCN)9. Amenhotep III (1390 - 1353 TCN)10. Amenhotep IV (1352 - 1334 TCN)11. Nữ hoàng Neferneferuaten (1335 - 1333 TCN)12. Smenkhkare (1334 - 1333 TCN)13. Tutankhamun  (1333 - 1324 TCN)14. Kheperkheperure Ay (1324 - 1320 TCN)15. Horemheb (1320 - 1292 TCN)

1.310 - 1.078 trước Công nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Vương triều thứ 19 : Vizia Pramesse trở thành vua Ramesses I của vương triều thứ 19, còn gọi là "nhà Tiền Ramesses". Những người kế vị là Seti I, Ramesses II tiến đánhLibya, Syria, Sudan, giao chiến với đế quốc Hittite và không ngừng xây dựng các công trình đồ sộ, điển hình như các ngôi đền từ Abu Simbel đến Karnak. Năm 1275 TCN Ai Cập giao chiến với đế quốc Hittite và liên quân 20 dân tộc tại Kadesh ở Cận Đông. Tài liệu. Tài liệu Ai Cập cho là ông thắng trận nhưng ông giảng hòa với Hittite, nhường vùng Kadesh cho Hittite và cưới công chúa xứ này. Merneptah cũng khá tài giỏi, đánh đuổi được một liên quân xâm lược gồm người Libya, Licy, Sardes, Tyrsene và Achean đến từ phương Tây.

Vương triều thứ 19 bị 1 người Syria tên là Bay soán ngôi. Được 5 năm, Setnakhte giết được bạo chúa Bay, ông lập ra vương triều thứ 20 còn được gọi là nhà "Nhà Hậu Ramesses". Vương triều này thường phải đối chọi với các tấn công của Hải nhân, và kết thúc sau khi vua Ramesses XI qua đời.

Các vua của Vương triều XIX:

1. Ramesses I  (1292 - 1290 TCN)2. Seti I  (1290 - 1279 TCN)3. Ramesses II  (1279 - 1213 TCN)4. Merneptah  (1213 - 1203 TCN)

Page 16: Ai Cập cổ đại

5. Amenmesse (1203 - 1200 TCN)6. Seti II (1203 - 1197 TCN)7. Siptah (1197 – 1191 TCN)8. Nữ hoàng Twosret (1191 - 1190 TCN)9. Bay  (1190 TCN). Bị Setnakhte giết chết rồi sáng lập Vương

triều thứ 20.

Các vua của Vương triều XX:

1. Setnakhte  (1190 - 1186 TCN)2. Ramesses III (1186 - 1155 TCN)3. Ramesses IV (1155 - 1149 TCN)4. Ramesses V (1149 - 1145 TCN)5. Ramesses VI (1145 - 1137 TCN)6. Ramesses VII (1137 - 1130 TCN)7. Ramesses VIII (1130 - 1129 TCN)8. Ramesses IX (1129 - 1111 TCN)9. Ramesses X (1111 - 1107 TCN)10. Ramesses XI  (1107 - 1077 TCN)

Thời kỳ chuyển tiếp thứ ba (1.078 TCN - 663 TCN)[sửa | sửa mã nguồn]

Vương triều thứ 21  do Smendes I lập lên Vương triều thứ 21 ở thành phố Tanis. Lúc ấy dòng dõi của quan trấn thủ Herihor (hay thầy tế Amun) cai trị miền nam, đóng đô ở Thebes. Mặc dù họ nói tiếng thần phục Tanis, nhưng thực chất họ là một nước độc lập. Trong thời gian này, người Lybia đã được định cư tại khu vực đồng bằng châu thổ phía tây, và thủ lĩnh của những người định cư bắt đầu gia tăng quyền tự chủ của họ.

Vua vương triều XXI:

1. Smendes I  (1077-1051 TCN)2. Amenemnisu (1051-1047 TCN)3. Psusennes I (1047-1001 TCN)4. Amenemope (1001-992 TCN)5. Osorkon Già (992-986 TCN)6. Siamun (986-967 TCN)7. Psusennes II (967-943 TCN)

Vương triều thứ 22  do Shoshenq I, một người Libya, lập ra. Ông thống nhất Ai Cập và cưới một công chúa Ai Cập để được dân bản xứ công nhận là chính thống. Sau khi vuaSolomon của Do Thái mất, Shoshenq (được cho là Shishaq trong Kinh Thánh) đánh Do Thái vào khoảng 920 TCN và vào cướp kinh đô Jerusalem. Shoshenq cũng đã giành được quyền kiểm soát miền nam Ai Cập bằng cách đặt các thành viên gia đình của mình vào các vị trí thầy tế quan trọng. Sự cai trị của người Libya đã bắt đầu bị xói mòn bởi một triều đại đối thủ ở vùng đồng bằng, nổi lên ở Leontopolis và bị người Kushite đe dọa từ phía nam.

Các vua của Vương triều XXII:

1. Shoshenq I  (943-922 TCN)

Page 17: Ai Cập cổ đại

2. Osorkon I (922-887 TCN)3. Shoshenq II (887-885 TCN)4. Takelot I (885-872 TCN)5. Harsiese (880-860 TCN), thủ lĩnh quân khởi nghĩa ở

Thebes6. Osorkon II (872-837 TCN)7. Shoshenq III (837-798 TCN)8. Shoshenq IV (798-785 TCN)9. Pami (785-778 TCN)10. Shoshenq V (778-740 TCN)11. Pedubast II (743-733 TCN)12. Osorkon IV (740-720 TCN)

Vương triều thứ 23  do Takelot II lập ở miền trung và nam Ai Cập để chống với vương triều thứ 22 (khoảng 840 TCN). Một số sử gia lại cho người lập vương triều thứ 23 làPedubast I, người nổi lên ở miền nam Ai Cập khoảng 830 TCN để chống với cả Takelot II lẫn vương triều thứ 22. Đến khoảng 760 TCN thì Ai Cập đã bị vỡ ra nhiều nước nhỏ đánh nhau. Năm 730, vua Nubia (nay ở Sudan) là Piye vào chiếm Ai Cập. Trong đài chiến thắng của Piye còn đọc được tên 21 nước trên đất Ai Cập.

Các vua của Vương triều XXIII:

1. Takelot II  (837-813 TCN)2. Pedubast I  (826-801 TCN)3. Iuput I (812-811 TCN), đồng cai trị với Pedubast4. Shoshenq VI (801-795 TCN)5. Osorkon III (795-767 TCN)6. Takelot III (773-765 TCN)7. Rudamun (765-762 TCN)

Khi Piye rút về, Tefnakht nổi lên lập nhà Sais, tức vương triều thứ 24, và diệt hai vương triều 22 và 23, thống nhất Ai Cập. Các vua của Vương triều XXIV:

1. Tefnakht  (732-725 TCN)2. Bakenrenef (725-720 TCN)

Em trai Piye là Shabaka nối ngôi anh khoảng 716 TCN, sang đánh đuổi nhà Sais, dời đô về Thebes, tức là vương triều thứ 25. Lúc bấy giờ, đế quốc Assyria ở Iraq đang bành trướng rất mạnh. Năm 706 TCN, quân của vua Assyria là Sennacherib phá tan quân Ai Cập và liên quân 29 nước ở Altaqah. Shabaka chết trong trận này. Con cháu của vương triều này mấy mươi năm sau không được kể là vua Ai Cập nữa, nhưng tiếp tục cai trị Nubia thêm 350 năm. Các vua của Vương triều XXV:

1. Shabaka  (721-706 TCN)2. Shebitku (706-690 TCN)3. Taharqa (690-664 TCN)4. Tantamani  (664-653 TCN)

Page 18: Ai Cập cổ đại

25th Dynasty

Thời hậu nguyên (663 TCN - 332 TCN)[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 672, Assyria vào đô hộ Ai Cập, và lập hậu duệ của nhà Sais là Necho I lên ngôi. Necho bắt đầu nhà "Hậu Sais" tức vương triều thứ 26. Lợi dụng lúc Assyria suy yếu, Necho I liên kết với các cường quốc trong vùng và lấy lại chủ quyền, nhưng bị Tantamani của Vương triều thứ 25 bắc phạt giết chết. Assyria trở lại đánh bại Tantamani và tàn phá kinh đô Thebes.

Sau đó, con trai của Necho I là Psammetichus I khôi phục được đất nước. Trong thập niên 660 và 650 TCN, Psammetichus I liên kết với Lydia ở Thổ Nhĩ Kỳ để chống với Assyria. Nhưng đến 615-605 TCN, khi Assyria suy yếu, bị liên quân Babylon và Media vây đánh, Psammetichus I và con làNecho II lại đem quân đi cứu. Nhưng các pharaon bị thất bại, Đế quốc Assyria bị diệt. Khoảng năm 586 TCN, pharaon Apries lên nối ngôi. Ông ta nỗ lực đẩy lùi cuộc chinh phạt Palestine và Syria của đế quốc Babylon, nhưng không đem lại kết quả gì. Khoảng năm 580 TCN, Hoàng đế Babylon là Nebuchadnezzar II đánh tan tác Quân đội Ai Cập, và củng cố quyền thống trị xứ Palestine. Về phía Tây, pharaon Apries đánh thuộc địa Cyrene của người Hy Lạp, nhưng bại trận rút quân, khoảng năm 570 TCN. Ahmose làm binh biến, trở thành pharaon Amasis II, khoảng năm 586 TCN. Vào năm 567 TCN, cựu vương Apries cầu cứu Hoàng đế Nebuchadnezzar II, nhưng rồi pharaon Amasis đã đập tan tác quân xâm lược Babylon và giết được cả Apries.[15][16] Ông được xem là một vị vua - chiến binh xuất sắc, là bậc minh quân nhìn xa trông rộng và tài năng. Dưới triều đại của ông, nước Ai Cập phát triển thịnh vượng và đạt nhiều thành tựu văn hóa.[17] Ông cũng phát triển thương mại với người Hy Lạp.[16]

Từ năm 553 cho đến năm 550 TCN, có Hoàng đế Cyrus Đại đế dấy lên lập đế quốc Ba Tư.[18] Được xem là vị Đại Danh tướng (Great Captain) đầu tiên trong chính sử, ông ta chinh phạt được Đế quốc Media, nhanh chóng mở mang bờ cõi.[19]

[20] Lúc bấy giờ, Ai Cập là một trong bốn đế quốc lớn ở vùng Cận Đông.[21] Sự phát triển lớn mạnh của Đế quốc Ba Tư làm vua nước Lydia là Kroisos lo sợ và ký Hiệp ước với pharaon Amasis II (549 TCN).[22] Pharaon phái một đạo quân hùng mạnh đến đánh quân Ba Tư. Trong trận Thymbra, Bộ binh Ai Cập vẫn đứng vững trong liên quân Lydia, Hoàng đế Cyrus Đại Đế bèn thỏa thuận riêng với họ, để họ về nước trong vinh quang.[15] Quân Lydia bị đánh tan tác,[23] rồi lần lượt cả hai Đế quốc Lydia và Babylon đều rơi vào tay Hoàng đế Cyrus Đại Đế.[24] Theo Herodotos, vào năm 530 TCN, ông ta tử trận khi đánh Nữ vương Tomyrisngười Massagetae, truyền ngôi Hoàng đế cho Hoàng thái tử Cambyses.[25]

Hoàng đế Cambyses II chuẩn bị đánh Ai Cập, và Triều đình Ai Cập cũng chuẩn bị cho chiến tranh.[26] Vào năm 526 TCN, giữa lúc quan hệ Ai Cập - Ba Tư trở nên cực kỳ căng thẳng, pharaon Amasis II đột ngột qua đời. Pharaon Psammetichus III lên nối ngôi, bị quân Ba Tư đánh bại và bị bắt giải về Ba Tư, chỉ sau 6 tháng trị vì.[27] Với công cuộc chinh phạt Ai Cập, Hoàng đế Cambyses II đã hoàn thành tham vọng của vua cha Cyrus Đại Đế, và thể hiện mình là một vị thống soái tài năng.[25] Ông ta cho hành quyết nhiều tù binh, nhưng tha tội cho pharaon Psammetichus III và giam cầm ông trong cung đình. Nhà Achaemenes, tuy không đóng đô trên

Page 19: Ai Cập cổ đại

đất Ai Cập, nhưng được coi là vương triều thứ 27 của Ai Cập. Ngân khố Hoàng gia của các vị pharaon Necho, Amasis II và Psammetichus III đều bị mang về Đế quốc Ba Tư.[28]. Các vua của vương triều XXVI:

1. Necho I  (672-664 TCN)2. Psammetichus I  (664-610 TCN)3. Necho II  (610-595 TCN)4. Psammetichus II (595-589 TCN)5. Apries  (589-570 TCN)6. Ahmose II  (570-526 TCN)7. Psammetichus III  (526-525 TCN)

Trong cuộc chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư vào thế kỷ V TCN, quân Ba Tư đã đập tan tác quân Athena trong một trận đánh tại Ai Cập,[29] lập vương triều XXVII gồm các vua sau:

1. Cambyses II (525-521 TCN)2. Smerdis (522-521 TCN)3. Petubastis III (522?-520 TCN)4. Darius I Đại đế (521-486 TCN)5. Xerxes I Đại đế (486-465 TCN)6. Psammetichus IV (486-470 TCN)7. Artabanus of Hyrcanian (465-464 TCN)8. Artaxerxes I (464-424 TCN)9. Xerxes II (424-423 TCN)10. Sogdianus (424-423 TCN)11. Darius II (424-404 TCN)

Tuy vậy, các hoàng đế Ba Tư chỉ cai trị gián tiếp thông qua các satrap của Ai Cập. Danh sách các satrap Ba Tư ở Ai Cập:

1. Aryandes (525-518 TCN)2. Pherendates (518-486 TCN), được Darius bổ nhiệm vào hè

518 TCN.3. Achaemenes (486-459 TCN), em trai của Xerxes4. Megabizus (460-454 TCN), về sau làm satrap của Syria5. Sarsamas (460-430 TCN)6. Arsames (428-404 TCN)7. Pherendates (343- ? TCN)8. Sabaces (333 TCN)9. Mazaces (333-332 TCN)

Trong thời Ba Tư thuộc, người Ai Cập nổi lên độc lập được hơn 60 năm, thành được 3 vương triều chót của danh sách Manetho:

Vương triều thứ 28 , pharaon Amyrtaeus lên ngôi và ngự trị 6 năm (404-399 TCN)

Vương triều thứ 29 , pharaon Nepherites I của Mendes đánh thắng Amyrtaeus, giữ Ai Cập được 18 năm (399 - 380 TCN).Các vua của vương triều XXIX:

1. Nepherites I  (398-393 TCN)2. Psammuthes (393 TCN)3. Khenemmaatre Hakor (393-380 TCN)4. Nepherites II  (380 TCN)

Page 20: Ai Cập cổ đại

Vương triều thứ 30 , do pharaon Nectanebo I sáng lập ra sau khi lật đổ Nepherites II của vương triều thứ 29, độc lập được 37 năm (380 - 343 TCN). Các vua của vương triều XXIX:

1. Nectanebo I  (380-362 TCN)2. Teos (362-360 TCN)3. Nectanebo II  (360-343 TCN)

Từ năm 404 TCN cho đến năm 358 TCN, Hoàng đế Ba Tư là Artaxerxes II hai lần đánh Ai Cập, nhưng pharaon Nectanebo II chống trả mãnh liệt đến quân Ba Tư phải lui. Hoàng đếArtaxerxes III lên thay, đánh Ai Cập vào năm 351 TCN nhưng bại trận. Đến năm 343 TCN, ông ta lại xua quân đánh Ai Cập, đánh thắng pharaon Nectanebo II trong trận Pelusium và tiến hành cướp phá tàn bạo.[30].

Các Tể tướng (vizir) thời Tân và Hậu vương quốc:

1. Tetinefer (thời Ahmose I, Tể tướng miền Nam)2. Imhotep (thời Tuthmose I), gia sư của Pharaoh3. Aakheperreseneb4. Amethu (thời Tuthmose I , Hatshepsut)5. Hapuseneb (thời Hatshepsut)6. Useramen (thời Hatshepsut, Thutmose III)7. Rekhmire (thời Thutmose III)8. Neferweben - Tể tướng miền Bắc9. Amenemipet10. Seny (thời Thutmose IV)11. Hepu12. Thutmose - Tể tướng miền Bắc13. Ptahmose (thời Amenhotep III)14. Amenhotep-Huy, Tể tướng miền Bắc15. Aperel (thời Amenhotep III , Akhenaten), Tể tướng miền

Bắc16. Ramose17. Nakhtpaaten (thời Akhenaten)18. Pentu (thời Tutankhamun)19. Usermontu20. Ay ?21. Paramesse (thời Horemheb, về sau lên ngôi Pharaoh

Ramesses I)22. Nebamun, Tể tướng miền Bắc23. Sethi (thời Ramesses I, về sau lên ngôi Pharaoh Sethi I)24. Hatiay (thời Sethi I , Ramesses II; Tể tướng miền Bắc)25. Paser26. Nehi (thời Ramesses II)27. Khay28. Thutmose29. Prehotep I, Tể tướng miền Bắc (1252 - 1234 TCN)30. Prehotep II (1234 - 1229 TCN)31. Neferronpet32. Panehesy (thời Meneptah): 1210 - 1205 TCN33. Merysekhmet: 1206? - 1203 TCN (miền Bắc)34. Hori II (thời Ramesses II, Merenptah, Seti II,

Amenmesse, Ramesses III)35. Amenmose (thời Seti II và Amenmesse)36. Khaemtir

Page 21: Ai Cập cổ đại

37. Paraemheb38. Nehi ? (thời Ramesses III)39. Hewernef40. To41. Mentehetef (Montu-hir-hetef), thời Ramesses IX42. Wennefer43. Nebmarenakht (thời Ramesses IX, Ramesses

X và Ramesses XI)44. Khaemwaset (thời Ramesses IX)45. Herihor (thời Ramesses XI)46. Pinedjem I, về sau làm Pharaoh47. Hor: chắt của Osorkon II , tể tướng dưới Osorkon III48. Nakhtefmut: con trai của Takelot II , tể tướng dưới Osorkon

III49. Nespakashuti: cháu trai của Takelot III50. Bakenrenef , tể tướng của miền Bắc dưới thời Psametichus

I

Triều đại Ptolemaios[sửa | sửa mã nguồn]Bài chi tiết: Ai Cập thuộc Hy Lạp

Năm 332 TCN, vua Macedonia là Alexandros Đại đế tiêu diệt được đế quốc Ba Tư, rồi chiếm luôn Ai Cập. Đất nước của các pharaon bước sang thời kì Ai Cập thuộc Hy Lạp. Ông tiếp đó cho xây dựng thành Alexandria mà nhà Ptolemaios kế tục đã chọn nó là kinh đô của Ai Cập. Thành phố này đã cho thấy sức mạnh và uy thế dưới sự cai trị của người Hy Lạp, và trở thành một trung tâm của học tập và văn hóa, với Thư viện Alexandria nổi tiếng [31]

Thời kì thuộc La Mã[sửa | sửa mã nguồn]

The Fayum mummy portraitsepitomize the meeting of Egyptian and

Roman cultures.

Ai Cập trở thành một tỉnh của Đế chế La Mã vào năm 30 trước Công nguyên, sau thất bại của Marcus Antonius và Nữ hoàng Cleopatra VII trước Octavian (sau này là Hoàng đế Augustus) trong trận Actium. Người La Mã phụ thuộc chủ yếu vào các chuyến hàng ngũ cốc từ Ai Cập, và quân đội La Mã, thuộc thẩm quyền của thái thú được bổ nhiệm bởi Hoàng đế, dẹp yên cuộc nổi loạn, thi hành nghiêm túc việc thu thuế nặng, và ngăn chặn cuộc tấn công của bọn cướp, mà đã trở thành một vấn đề nổi tiếng trong giai đoạn này [32] Alexandria đã trở thành một trung tâm ngày càng quan trọng trên tuyến đường thương mại với

Page 22: Ai Cập cổ đại

phương đông, vì những của cải xa hoa kỳ lạ có nhu cầu cao tại Rome.[33]

Mặc dù người La Mã đã có một thái độ thù địch hơn so với người Hy Lạp đối với người Ai Cập, một số truyền thống như ướp xác và thờ cúng các vị thần truyền thống vẫn tiếp tục.[34] Nghệ thuật vẽ chân dung xác ướp phát triển rực rỡ, và một số của các hoàng đế La Mã đã tự mô tả mình như pharaoh, mặc dù không đến mức độ như nhà Ptolemaios trước đây.

Thành tựu văn hóa Ai Cập cổ[sửa | sửa mã nguồn]

Nghệ thuật ướp xác Ai Cập cổ[sửa | sửa mã nguồn]Bài chi tiết: Xác ướp

Bức tranh miêu tả thuật ướp xác

Thuật ướp xác của người Ai Cập ra đời từ năm 2700 TCN. và kéo dài đến tận thế kỷ thứ 5. Quan niệm của người Ai Cập cổ về sự vĩnh hằng ở thế giới của các thần linh sau khi chết nên việc ướp xác cũng là đức tin cho sự trường tồn của vương quốc Ai Cập.

Nguyên tắc ướp xác của Ai Cập cổ đại dựa trên việc làm mất nước trong cơ thể người chết và lấy đi các bộ phận dễ phân hủy như nội tạng và bộ não. Nghệ thuật lấy não người chết thật tài tình, nhiều năm làm các chuyên gia giải phẫu lúng túng về phương pháp bảo vệ hộp sọ của người chết trong khi não được lấy ra một cách hoàn hảo. Bước tiếp theo, xác ướp được để trong natron khô khoảng 70 ngày để thanh trùng. Cuối cùng là nhồi cỏ khô, thơm vào phần rỗng của nội tạng, xoa dầu thơm và quấn vải lên thi thể một cách cẩn thận và chu đáo. Các ngón tay của xác ướp được lồng bằng các ống vàng. Não và nội tạng khi lấy ra khỏi xác ướp được cất giữ ở 4 chiếc bình.

Nghi thức chôn cất xác ướp cũng thần bí và ngày nay các nhà khảo cổ học vẫn khám phá thêm các thông tin thú vị bên các khu khai quật mới.

Chữ viết Ai Cập cổ[sửa | sửa mã nguồn]

Chữ tượng hình trên một bức vẽ

Page 23: Ai Cập cổ đại

Đã lâu, các nhà khảo cổ học tìm thấy những ký hiệu tượng hình được khắc trên các bức tranh trong các di tích tìm thấy khi tiến hành khai quật Nekhen (Hierakonpolis theo người Hy Lạp cổ và Kom el-Ahmar trong tiếng Ả Rập ngày nay), vào năm1894. Tuổi của những chữ tượng hình này có niên đại vào khoảng 3200 TCN. Tuy nhiên, gần đây, các nhà khảo cổ học lại tìm thấy những ký hiệu trên đồ gốm Gerzean, 4000 TCN, có sự tương đồng với chữ viết cổ Ai Cập.

Các nhà Ai Cập học xếp hệ thống chữ viết của Ai Cập cổ vào thể loại chữ tượng hình là lối viết sớm của hệ thống chữ viết của thế giới. Những thầy tu thảo ra những chữ tượng hình Ai Cập cổ từ triều đại đầu tiên (2925 - 2775 TCN).

Chữ tượng hình Ai Cập cổ không còn được sử dụng từ thế kỷ thứ 4. Đến thế kỷ 15, người ta bắt đầu giải mã hệ thống chữ viết của Ai Cập cổ. Đến thế kỷ 19, nhà khảo cổ người Pháp là Champollion đã giải mã được văn tự Ai Cập.

Cuối thế kỷ 20, người ta đã truy ra là mẫu tự Phoenix (tổ tiên của người Li Ban) đã được đặt ra bắt chước theo văn tự Ai Cập. Sau đó các dân tộc Do Thái, Ả Rập, Hy Lạp và La-Tinh đã dựa theo mẫu tự Phoenix để thành lập chữ viết của mình. Ngày nay, các xứ dùng mẫu tự La Tinh, trong đó có Việt Nam, Pháp, Anh; các xứ dùng mẫu tự Hi Lạp, trong đó có Nga đều thừa hưởng di sản của chữ viết Ai Cập!

Văn học - nghệ thuật Ai Cập cổ[sửa | sửa mã nguồn]

Một cuốn sách của người chết viết trên giấy papyrus

Page 24: Ai Cập cổ đại

Bức tranh tường vẽ hoàng hậu Nefertari

Tác phẩm văn học cổ xưa nhất của Ai Cập có lẽ là các tác phẩm sách giấy papyrus (chỉ thảo) Ipuwer, có niên đại 1800 TCN. Hiện nay bộ sưu tập về các tác phẩm cổ đại Ai cập còn có:

Sách giấy papyrus Westcar (1600 TCN) Sách giấy papyrus Tulli (1400 TCN) Sách giấy papyrus Ebers (1300 TCN) Sách giấy papyrus Harris I (1180 TCN) Chuyện của Wenamun (1000 TCN)

Nghệ thuật hội họa Ai Cập cổ đáng để chúng ta kinh ngạc bởi những tranh vẽ trên tường trong các khu hầm mộ của các pharaon, trên các chất liệu gốm cổ,… Các bức tranh mô tả cảnh sinh hoạt và sản xuất cũng như tín ngưỡng tập tục của các cư dân và vua chúa Ai Cập. Các tác phẩm hội họa và các hoa văn trên gốm và đất nung đã cung cấp cho các nhà Ai Cập học các tư liệu phong phú và sinh động.

Một bình gốm có hoa văn ở bảo tàngLouvre

Việc tồn tại cho đến ngày nay các tác phẩm hội họa Ai Cập cổ có thể do khí hậu khô của sa mạc và điều kiện thiếu ánh sáng của các hầm mộ. Những bức vẽ của Ai Cập cổ miêu tả về một thế giới vui tươi cho những người chết ở cõi vĩnh hằng. Nhiều bức họa vẽ cảnh đi vào cõi âm nhằm che chở người chết đi về với Chúa trời vì người Ai Cập tin rằng sự chết chỉ là sự chuyển chỗ ở sang một thế giới các vị thần và điều này sẽ phù hộ cho những vị pharaÔng và các triều đại đang trị vì nước Ai Cập.

Nghệ thuật gốm cổ Ai Cập cũng rất phong phú và tinh xảo. Người Ai Cập cổ đã khám phá ra chất liệu men gốm khá sớm; trên các bề mặt của gốm cổ Ai Cập có chạm khắc tinh xảo các hình nhỏ mô tả nhiều chủ đề. Đồ gốm thường được chôn theo người chết và để dùng vào các nghi lễ thần bí.

Giấy papyrus là một loại giấy do người Ai Cập cổ sáng chế ra, được làm từ cây papyrus mọc ở châu thổ sông Nin. Công nghệ làm giấy papyrus không được ghi lại và bị thất truyền theo thời gian, tuy vậy, vào năm 1940, các nhà Ai Cập học đã phục hồi được công nghệ này. Người ta đã tìm thấy những tấm giấy có kích thước khá lớn, dài hàng mét. Giấy papyrus được người Ai Cập cổ dùng vào các việc ghi chép lại các cảnh sinh hoạt bao gồm văn học, tôn giáo, lịch sử và các công việc hành chính.

Page 25: Ai Cập cổ đại

Kiến trúc Ai Cập cổ[sửa | sửa mã nguồn]

Tháp ở đền Karnak

Đền Luxor ở Đông sông Nin

Hơn 10.000 năm trước đây, châu thổ sông Nin là nơi khởi đầu một nền văn minh sớm của thế giới. Cùng với sự xuất hiện nền văn minh Ai Cập cổ là các công trình xây dựng vĩ đại trên một khu vực tập trung dày đặc. Ai Cập cổ đã để lại và đóng góp cho nhân loại một trong Bảy kỳ quan thế giới cổ đại, đó là Kim tự tháp Giza và tượng nhân sư Sphinx khổng lồ.

Đặc trưng kiến trúc Ai Cập cổ thể hiện sự khan hiếm vật liệu gỗ, nên người Ai Cập cổ sử dụng vật liệu trong xây dựng chủ yếu là gạch chưa nung, đá các loại. Trong suốt các triều đại Ai Cập cổ, vật liệu đá được dùng hầu hết. Đôi khi, các vật liệu gạch có được dùng trong các công việc xây dựng lâu đài của các Hoàng đế, pháo đài và một số công trình dân dụng khác như tường bao quanh lâu đài, đền đài và đô thị và các công trình phụ trợ ít quan trọng trong các đền đài. Rất nhiều công trình nhỏ của Ai Cập cổ đã bị phá hủy và cuốn trôi theo những cơn giận dữ bất thường của sông Nin. Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu khô, nóng của Ai Cập cũng giúp bảo tồn được khá nhiều các công trình xây bằng gạch chưa nung. Ví dụ, ngày nay còn lại một số ngôi làng như Deir al-Madinah, pháo đài Buhen và Mirgissa. Các công trình bằng đá ở các khu đất cao, không ảnh hưởng bởi lũ lụt của sông Nin nhưng cũng chịu tác động không nhỏ của các cơn bão cát sẵn có ở vùng này.

Điều ấn tượng nhất chính là kỹ thuật xây dựng của người Ai Cập cổ. Những công trình đồ sộ, cao lớn và chính xác theo

Page 26: Ai Cập cổ đại

quan niệm vũ trụ của người Ai Cập cổ đến hôm nay cũng làm cho các nhà khảo cổ học lúng túng và việc liên tục khám phá chúng và có nhiều công trình nghiên cứu mới ra đời thay thế cho các lập luận cũ không còn đứng vững. Cũng cần nhắc đến kiểu kiến trúc đặc trưng của các cổng, cửa theo kiểu của vòm ở triều đại thứ 4; tất cả các lối vào của các công trình lớn được kết cấu bởi các cổng lớn có dầm đỡ.

Thế giới quan - triết học Ai Cập cổ[sửa | sửa mã nguồn]

Thần Mặt trời (thần Rê)

Quan niệm về thế giới huyền bí của người Ai Cập cổ hay quan niệm tôn giáo tín ngưỡng kéo dài trên dưới 3.000 năm về giữa cả hai tôn giáo làđạo Ki-tô và đạo Hồi.

Thần linh của người Ai Cập cổ, khi sơ khởi được quan niệm là một thế giới hỗn mang của vật chất là nước. Vị thần đầu tiên, thần Ra-Atum, hàng năm xuất hiện như nước lũ của sông Nin ở xứ sở Ai Cập. Thần Ra sinh ra các bọt nước, từ đó biến thành thần Shu (không khí) vàTefnut (hơi nước). Thế giới được tạo ra khi thần Shu và Tefnut sinh ra hai đứa trẻ: Nut (bầu trời) và Geb (mặt đất). Con người được tạo ra khi thần Shu và thần Tefnut sơ ý bị lạc trong hoang mạc đen tối, thần Rê dùng đôi mắt của mình đi tìm họ và trong khi xúc động về sự đoàn tụ, nước mắt sung sướng của thần Rê đã tạo nên loài người. Con trai của thần Geb là Osiris được cử làm vua của Ai Cập cổ đại. Người em trai của Osiris là Seth được xem là kẻ xấu xa trong vũ trụ. Seth

Page 27: Ai Cập cổ đại

đã giết Osiris và tự lên ngôi là vua Ai Cập. Sau khi giết Osiris, Seth thách đấu với con trai của Osiris (Horus) và bị thua, Seth bị đày đến sa mạc và biến thành thần bão cát khủng khiếp. Osiris được ướp xác bởiAnubis và biến thành thần của sự chết. Horus bắt đầu lên ngôi vua và trở thành pharaon.

Còn rất nhiều truyền thuyết xung quanh các triều đại Ai Cập. Nhưng thế giới của người Ai Cập luôn xoay quanh các điều thần bí về con sông Nin và sa mạc, tạo nên một đức tin về các thế lực thần bí, luôn lôi kéo con người phải thần phục các pharaong và các pharaong như một vị thần hiện hữu, thay mặt các vị thần khác có nhiệm vụ trông coi dân Ai Cập và dung hòa các thế lực thiên nhiên khắc nghiệt để đưa đến cho thần dân Ai Cập một cuộc sống yên lành bên cạnh pharaong và dòng sông Nin giàu có và thần bí.

Quan niệm về cái chết của người Ai Cập cổ như một sự chuyển tiếp một cuộc sống khác ở thế giới bên kia, thế giới cõi âm. Nghi lễ về cái chết là một sự kiện quan trọng và tỉ mỉ nhằm tiễn đưa người chết về với cõi vĩnh hằng. Người Ai Cập cổ quan niệm con người có cả phần thể xác và phần linh hồn, chính vì vậy, các nghi lễ là thể hiện sự chuẩn bị cho thể xác và linh hồn có được sự hòa hợp khi về cõi âm, họ tin tưởng rằng, nếu thi thể được bảo quản tốt nhất thì linh hồn sẽ tái hòa nhập sau một thời gian nào đó. Điều kiện để linh hồn mau chóng trở lại hòa nhập vào thể xác là xác phải được một người thầy tu lành nghề bảo quản nguyên vẹn cơ thể, khuôn mặt được như lúc còn sống và cơ thể phải được ướp hương thơm. Đầu tiên, cơ thể người chết sau khi đã được lấy đi nội tạng, sẽ được cho vào một quan tài nhỏ bằng sậy vùi vào cát nóng nhằm làm khô xác để cho cơ thể không thể phân hủy sau này, sau đó thì mới mai táng trong hầm mộ.

Chính quyền và kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Chính sách quản lý và thuế[sửa | sửa mã nguồn]

Bức tranh mô tả cuộc sống lao động thường ngày ở Ai Cập cổ

Nhằm quản lý hiệu quả, người Ai Cập cổ đại đã chia vương quốc thành các vùng, được gọi là nome. Vết tích về các nome có lẽ được bắt đầu từ thời kỳ Tiền triều đại (trước 3100 TCN), khi đó các vùng được tự trị như các tiểu đô thị. Hệ thống cai trị này rất phổ biến dưới nhiều triều đại của các pharaon Ai Cập cổ, vương quốc đã được chia thành

Page 28: Ai Cập cổ đại

42 nome. Thời kỳ suy yếu, nước Ai Cập cũng được chia thành 22 nome. Trong mỗi vùng này, việc cai trị được trao cho một người đứng đầu, giống như thống đốc của một địa phương cấp tỉnh, với đầy đủ quyền lực cai trị địa phương mình. Địa vị của vị thủ lĩnh được phép truyền đời theo dòng họ, cha truyền con nối, được sự bổ nhiệm của pharaon.

Sự cai trị của Ai Cập cổ đại áp đặt khác nhau về số thuế phải đóng của các cư dân. Người ta chưa rõ từ khi nào người dân Ai Cập phải đóng thuế bằng các hình thức hoặc là sản phẩm, hoặc là lao động. Vị quan điều hành hệ thống thuế thông qua một bộ của bang, vùng. Bộ điều hành thuế có các thông báo hàng ngày về số lượng hiện có trong kho, và dự tính thời gian hết trong tương lai. Các loại thuế phải nộp dựa trên kết quả các ngành nghề thủ công và lợi tức. Các chủ đất phải nộp thuế bằng các sản phẩm thu hoạch trên đất đai, đầm nước và các ốc đảo của mình. Những thợ săn và người đánh cá phải nộp các khoản thuế trên các sản phẩm từ sông, hồ, đầm lầy và sa mạc. Mỗi thành viên trong các gia đình buộc phải trả thuế bằng sức lao động ở các công trường bằng số lượng vài tuần trên một năm, ví dụ như đào kênh hay làm việc ở các khu khai khoáng. Tuy nhiên, những người giàu có, có thể được phép thuê những người đàn ông nghèo khổ đi đóng thuế lao động cho mình.

Hệ thống pháp luật[sửa | sửa mã nguồn]

Người đứng đầu của hệ thống pháp luật chính thức là các pharaoh, người chịu trách nhiệm thi hành pháp luật, thực thi công lý, duy trì pháp luật và trật tự, một khái niệm được người Ai Cập cổ đại gọi là Ma'at [35]  Mặc dù không có bộ luật nào từ thời Ai Cập cổ đại còn tồn tại, thư liệu của tòa án cho thấy luật pháp Ai Cập được dựa trên một cái nhìn chung về ý thức đúng và sai mà nhấn mạnh tới việc đạt được thỏa thuận và giải quyết xung đột thay vì tôn trọng đúng một tập hợp quy chế phức tạp[36] Hội đồng địa phương gồm những người cao tuổi, được biết đến như Kenbet vào thời Tân vương quốc, chịu trách nhiệm về phán quyết trong các phiên tòa liên quan đến các vụ kiện nhỏ và tranh chấp nhỏ.[35]Trường hợp nghiêm trọng hơn liên quan đến giết người, giao dịch đất lớn, và cướp mộ được đưa đến Đại Kenbet, mà tể tướng hoặc pharaoh chủ trì. Nguyên đơn và bị đơn dự kiến sẽ đại diện cho bản thân và phải thề một lời tuyên thệ rằng họ đã nói sự thật.

Nông nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Page 29: Ai Cập cổ đại

A tomb relief depicts workers plowing the fields, harvesting the

crops, and threshing the grain under the direction of an

overseer.

Sự kết hợp các điều kiện địa lý thuận lợi góp phần vào sự thành công của văn hóa Ai Cập cổ đại, quan trọng nhất trong đó là đất đai có độ màu mỡ cao, kết quả từ sự ngập lụt hàng năm của sông Nile. Như vậy, người Ai Cập cổ đại có thể tạo ra một nguồn lương thực dồi dào, cho phép dân cư dành nhiều thời gian và nguồn lực cho các mục đích văn hóa, kĩ thuật, và nghệ thuật. Quản lý đất đai là rất quan trọng trong thời Ai Cập cổ đại bởi vì số thuế được thu dựa trên số lượng đất mà một người sở hữu.[37]

Công việc đồng áng ở Ai Cập phụ thuộc vào chu kỳ của sông Nile. Người Ai Cập ghi nhận ba mùa: Akhet (lũ lụt), Peret (trồng trọt), và Shemu (thu hoạch). Mùa lũ lụt kéo dài từ tháng sáu tới tháng chín, bồi đắp hai bên bờ sông một lớp phù sa lý tưởng, giàu khoáng chất cho việc trồng trọt. Sau khi nước lũ rút, mùa gieo trồng kéo dài từ Tháng Mười tới tháng hai. Nông dân cày và trồng hạt giống trên các cánh đồng, được tưới bằng mương, kênh rạch. Ai Cập vốn có lượng mưa hàng năm ít, do đó, nông dân đã dựa vào sông Nile để tưới nước cho cây trồng của họ[38] Từ tháng ba tới tháng năm, nông dân sử dụng liềm để thu hoạch cây trồng của họ, mà sau đó đã đập với một cái đập lúa một để tách riêng rơm khỏi hạt thóc lúa. Sàng lọc loại bỏ trấu khỏi thóc, các hạt thóc lúa sau đó được nghiền thành bột, ủ làm bia, hoặc được lưu trữ để sử dụng sau này.[39]

Người Ai Cập cổ đại trồng lúa mì và lúa mạch, và một số loại ngũ cốc khác, tất cả đều được sử dụng để làm cho hai loại thực phẩm chính là bánh mì và bia [40] Các cây lanh bị nhổ bật gốc trước khi chúng bắt đầu ra hoa, vốn được trồng để lấy sợi. Những sợi này được tách dọc theo chiều dài của nó và xe thành sợi, được sử dụng để dệt vải lanh và may quần áo. Cây cói mọc trên các bờ của sông Nile đã được sử dụng để làm giấy. Rau và hoa quả được trồng ở những mảnh đất vườn, gần các ngôi nhà và trên khu đất cao hơn, và phải được tưới nước bằng tay. Rau bao gồm tỏi tây, tỏi, dưa hấu, bí, đậu, rau diếp, và các cây trồng khác, ngoài ra còn có nho đã được chế biến thành rượu.[41]

Page 30: Ai Cập cổ đại

Sennedjem plows his fields with a pair of oxen, used as beasts of

burden and a source of food.

Động vật[sửa | sửa mã nguồn]

Người Ai Cập tin rằng một mối quan hệ cân bằng giữa con người và động vật là một yếu tố thiết yếu của trật tự vũ trụ, do đó con người, động vật và thực vật được cho là thành viên của một tổng thể chung duy nhất [42]. Gia súc là những vật nuôi quan trọng nhất, việc quản lý thuế đánh vào vật nuôi trong những cuộc tổng điều tra thường xuyên, và kích thước của một đàn phản ánh uy tín và tầm quan trọng của điền trang hoặc ngôi đền mà sở hữu chúng. Ngoài ra cho gia súc, người Ai Cập cổ còn nuôi cừu, dê và lợn. Gia cầm như vịt, ngan, ngỗng, chim bồ câu đã bị bắt do mắc bẫy và được nuôi ở các trang trại, nơi chúng đã bị ép ăn với bột để vỗ béo[43]. Ngoài ra sông Nile còn là một nguồn cung cấp cá phong phú. Ong cũng được thuần hóa ít nhất là từ thời Cổ Vương quốc, và chúng đã cung cấp cả mật ong và sáp.[44]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

1. ̂  Hayes (1964) p. 2202. ̂  Childe, V. Gordon (1953), "New light on the most

ancient Near East" (Praeger Publications)3. ̂  Patai, Raphael (1998), "Children of Noah: Jewish

Seafaring in Ancient Times" (Princeton Uni Press)4. ̂   250 Quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, NXB Thế

giới, HN, năm 2005, tr.959; Lịch sử 10 (sách giáo khoa THPT), Lương Ninh, Lịch sử thế giới cổ đại (giáo trình đại học) Nxb Giáo dục, 2007; Lịch sử Thế giới cổ đại (tập I)- Chiêm Tế, Nxb ĐHQG HN. H, 2000....

5. ̂  James (2005) p. 406. ̂  Shaw (2002) p. 1027. ̂  Shaw (2002) p. 1208. ̂  Clayton (1994) p. 299. ̂  Shaw (2002) p. 14810. ̂  Clayton (1994) p. 7911. ̂  Shaw (2002) p. 15812. ^ a ă Ryholt (1997) p. 31013. ̂  Shaw (2002) p. 18914. ̂  Shaw (2002) p. 22415. ^ a ă Richard Ernest Dupuy, Trevor Nevitt Dupuy,

HarperCollins (Firm), The Harper encyclopedia of military history: from 3500 BC to the present, trang 23

Page 31: Ai Cập cổ đại

16. ^ a ă Scott Oden, Men of Bronze, trang 48117. ̂  Trevor Nevitt Dupuy, Curt Johnson, David L.

Bongard, The Harper encyclopedia of military biography, trang 18

18. ̂  M. A. Dandamaev, A political history of the Achaemenid empire, trang 18

19. ̂  Steven R. Ward, Georgetown University. Center for Peace and Security Studies,Immortal: a military history of Iran and its armed forces, trang 11

20. ̂  Steven R. Ward, Georgetown University. Center for Peace and Security Studies,Immortal: a military history of Iran and its armed forces, trang 12

21. ̂  M. A. Dandamaev, A political history of the Achaemenid empire, trang 14

22. ̂  M. A. Dandamaev, A political history of the Achaemenid empire, trang 22

23. ̂  Steven R. Ward, Georgetown University. Center for Peace and Security Studies,Immortal: a military history of Iran and its armed forces, trang 13

24. ̂  M. A. Dandamaev, A political history of the Achaemenid empire, trang 62

25. ^ a ă Steven R. Ward, Georgetown University. Center for Peace and Security Studies,Immortal: a military history of Iran and its armed forces, trang 14

26. ̂  M. A. Dandamaev, A political history of the Achaemenid empire, trang 71

27. ̂  M. A. Dandamaev, A political history of the Achaemenid empire, trang 73

28. ̂  M. A. Dandamaev, A political history of the Achaemenid empire, trang 75

29. ̂  Steven R. Ward, Georgetown University. Center for Peace and Security Studies,Immortal: a military history of Iran and its armed forces, trang 20

30. ̂  Margaret Bunson, Encyclopedia of ancient Egypt, trang 55

31. ̂  Shaw (2002) p. 40532. ̂  James (2005) p. 6333. ̂  Shaw (2002) p. 42634. ̂  Shaw (2002) p. 42235. ^ a ă Manuelian (1998) p. 35836. ̂  Janet H. Johnson. “Women's Legal Rights in Ancient

Egypt”. University of Chicago, 2004. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2010.

37. ̂  Manuelian (1998) p. 36138. ̂  Nicholson (2000) p. 51439. ̂  Nicholson (2000) p. 50640. ̂  Nicholson (2000) p. 51041. ̂  Nicholson (2000) pp. 577 and 63042. ̂  Strouhal (1989) p. 11743. ̂  Manuelian (1998) p. 38144. ̂  Nicholson (2000) p. 409

Tài liệu tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Trevor Nevitt Dupuy , Curt Johnson, David L. Bongard, The Harper encyclopedia of military biography, HarperCollins, 1992.

Page 32: Ai Cập cổ đại

Richard Ernest Dupuy, Trevor Nevitt Dupuy, HarperCollins (Firm), The Harper encyclopedia of military history: from 3500 BC to the present, HarperCollins, 1993. ISBN 0-06-270056-1.

Margaret Bunson, Encyclopedia of ancient Egypt, Infobase Publishing, 2002. ISBN 0-8160-4563-1.

Scott Oden, Men of Bronze, Medallion Press, Inc., 2006. ISBN 1-932815-85-6.

Aldred, Cyril (1988). Akhenaten, King of Egypt. London, England: Thames and Hudson. ISBN 0-500-05048-1.

Allen, James P. (2000). Middle Egyptian: An Introduction to the Language and Culture of Hieroglyphs. Cambridge, UK: Cambridge University Press. ISBN 0-521-77483-7.

Badawy, Alexander (1968). A History of Egyptian Architecture. Vol III. Berkeley, California: University of California Press. ISBN 0-520-00057-9.

Billard, Jules B. (1978). Ancient Egypt: Discovering its Splendors. Washington D.C.: National Geographic Society.

Cerny, J (1975). Egypt from the Death of Ramesses III to the End of the Twenty-First Dynasty' in The Middle East and the Aegean Region kh. 1380–1000 BC. Cambridge, UK: Cambridge University Press. ISBN 0-521-08691-4.

Clarke, Somers; R. Engelbach (1990). Ancient Egyptian Construction and Architecture. New York, New York: Dover Publications, Unabridged Dover reprint of Ancient Egyptian Masonry: The Building Craft originally published by Oxford University Press/Humphrey Milford, London, (1930). ISBN 0-486-26485-8.

Clayton, Peter A. (1994). Chronicle of the Pharaohs. London, England: Thames and Hudson. ISBN 0-500-05074-0.

Cline, Eric H.; O'Connor, David Kevin (2001). Amenhotep III: Perspectives on His Reign. Ann Arbor, Michigan: University of Michigan Press. tr. 273. ISBN 0-472-08833-5.

Dodson, Aidan (1991). Egyptian Rock Cut Tombs. Buckinghamshire, UK: Shire Publications Ltd. ISBN 0-7478-0128-2.

Dodson, Aidan; Hilton, Dyan (2004). The Complete Royal Families of Ancient Egypt. London, England: Thames & Hudson. ISBN 0500051283.

El-Daly, Okasha (2005). Egyptology: The Missing Millennium. London, England: UCL Press. ISBN 1-844-72062-4.

Filer, Joyce (1996). Disease. Austin, Texas: University of Texas Press. ISBN 0-292-72498-5.

Gardiner, Sir Alan (1957). Egyptian Grammar: Being an Introduction to the Study of Hieroglyphs. Oxford, England: Griffith Institute. ISBN 0-900416-35-1.

Hayes, W. C. (October năm 1964). “Most Ancient Egypt: Chapter III. The Neolithic and Chalcolithic Communities of Northern Egypt”. JNES 23: 217–272.

Page 33: Ai Cập cổ đại

Imhausen, Annette; Eleanor Robson, Joseph W. Dauben, Kim Plofker, J. Lennart Berggren, Victor J. Katz (2007). The Mathematics of Egypt, Mesopotamia, China, India, and Islam: A Sourcebook. Princeton: Princeton University Press. ISBN 0-691-11485-4.

James, T.G.H. (2005). The British Museum Concise Introduction to Ancient Egypt. Ann Arbor, Michigan: University of Michigan Press. ISBN 0-472-03137-6.

Kemp, Barry  (1991). Ancient Egypt: Anatomy of a Civilization. London, England: Routledge. ISBN 0415063469.

M. A. Dandamaev, A political history of the Achaemenid empire, BRILL, 1989. ISBN 90-04-09172-6.

Lichtheim, Miriam (1975). Ancient Egyptian Literature, vol 1. London, England: University of California Press. ISBN 0-520-02899-6.

Lichtheim, Miriam (1980). Ancient Egyptian Literature, A Book of Readings. Vol III: The Late Period. Berkeley, California: University of California Press. ISBN 0-520-24844-1Kiểm tra giá trị |isbn=  (trợ giúp).

Loprieno, Antonio (30 tháng 8 năm 1995). Ancient Egyptian: A linguistic introduction. Cambridge, UK: Cambridge University Press. ISBN 0-521-44849-2.

Loprieno, Antonio (29 tháng 8 năm 1995). “Ancient Egyptian and other Afroasiatic Languages”. Trong Sasson, J. M. Civilizations of the Ancient Near East 4. New York, New York: Charles Scribner. tr. 2137–2150. ISBN 1-565-63607-4.

Loprieno, Antonio (2004). “Ancient Egyptian and Coptic”. Trong Woodward, Roger D. The Cambridge Encyclopedia of the World's Ancient Languages. Cambridge, UK: Cambridge University Press. tr. 160–192. ISBN 0-52-156256-2.

Lucas, Alfred (1962). Ancient Egyptian Materials and Industries, 4th Ed. London, England: Edward Arnold Publishers. ISBN 1854170465.

Mallory-Greenough, Leanne M. (2002). “The Geographical, Spatial, and Temporal Distribution of Predynastic and First Dynasty Basalt Vessels”. The Journal of Egyptian Archaeology (London, England: Egypt Exploration Society) 88: 67–93. doi:10.2307/3822337.

Manuelian, Peter Der (1998). Egypt: The World of the Pharaohs. Bonner Straße, Cologne Germany: Könemann Verlagsgesellschaft mbH. ISBN 3-89508-913-3.

McDowell, A. G. (1999). Village life in ancient Egypt: laundry lists and love songs. Oxford, England: Oxford University Press. ISBN 0-19-814998-0.

Meskell, Lynn (2004). Object Worlds in Ancient Egypt: Material Biographies Past and Present (Materializing Culture). Oxford, England: Berg Publishers. ISBN 1-85973-867-2.

Midant-Reynes, Béatrix (2000). The Prehistory of Egypt: From the First Egyptians to the First Pharaohs.

Page 34: Ai Cập cổ đại

Oxford, England: Blackwell Publishers. ISBN 0-631-21787-8.

Nicholson, Paul T. et al. (2000). Ancient Egyptian Materials and Technology. Cambridge, UK: Cambridge University Press. ISBN 0521452570.

Oakes, Lorna (2003). Ancient Egypt: An Illustrated Reference to the Myths, Religions, Pyramids and Temples of the Land of the Pharaohs. New York, New York: Barnes & Noble. ISBN 0-7607-4943-4.

Robins, Gay (2000). The Art of Ancient Egypt. Cambridge, Massachusetts: Harvard University Press. ISBN 0-674-00376-4.

Ryholt, Kim  (January năm 1997). The Political Situation in Egypt During the Second Intermediate Period. Copenhagen, Denmark: Museum Tusculanum. ISBN 8772894210.

Scheel, Bernd (1989). Egyptian Metalworking and Tools. Haverfordwest, Great Britain: Shire Publications Ltd. ISBN 0747800014.

Shaw, Ian (2003). The Oxford History of Ancient Egypt. Oxford, England: Oxford University Press. ISBN 0-500-05074-0.

Siliotti, Alberto (1998). The Discovery of Ancient Egypt. Edison, New Jersey: Book Sales, Inc. ISBN 0-7858-1360-8.

Strouhal, Eugen (1989). Life in Ancient Egypt. Norman, Oklahoma: University of Oklahoma Press. ISBN 0-8061-2475-x Kiểm tra giá trị |isbn=  (trợ giúp).

Tyldesley, Joyce A. (2001). Ramesses: Egypt's greatest pharaoh. Harmondsworth, England: Penguin. tr. 76–77. ISBN 0-14-028097-9.

Vittman, G. (1991). “Zum koptischen Sprachgut im Ägyptisch-Arabisch”. Wiener Zeitschrift für die Kunde des Morgenlandes (Vienna, Austria: Institut für Orientalistik, Vienna University) 81: 197–227.

Walbank, Frank William  (1984). The Cambridge ancient history. Cambridge, UK: Cambridge University Press. ISBN 0-521-23445-X.

Wasserman, James; Faulkner, Raymond Oliver; Goelet, Ogden; Von Dassow, Eva (1994). The Egyptian Book of the dead, the Book of going forth by day: being the Papyrus of Ani. San Francisco, California: Chronicle Books. ISBN 0-8118-0767-3.

Wilkinson, R. H. (2000). The Complete Temples of Ancient Egypt. London, England: Thames and Hudson. ISBN 0500051003.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tàu thuyền Ai Cập cổ Hội họa Ai Cập cổ Xác ướp Ai Cập cổ Danh sách pharaon Lịch sử Ai Cập

Page 35: Ai Cập cổ đại

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Baines, John  and Jaromir Malek (2000). The Cultural Atlas of Ancient Egypt . Facts on File. ISBN 0816040362.

Bard, KA (1999). Encyclopedia of the Archaeology of Ancient Egypt. NY, NY: Routledge. ISBN 0-415-18589-0.

Grimal, Nicolas (1992). A History of Ancient Egypt. Blackwell Books. ISBN 0631193960.

Lehner, Mark  (1997). The Complete Pyramids. London: Thames & Hudson. ISBN 0500050848.

Wilkinson, R.H. (2003). The Complete Gods and Goddesses of Ancient Egypt. London: Thames and Hudson. ISBN 0500051208.

Chronology of World History, GSP Freeman Greenville - Rex Collins - London 1975

L'Egypte Ancienne - Jean Vercoutter - Editions Que-sais-je?, Paris 1982.

Les premières civilisations de la Méditerranée - Jean-Gabriel Leroux - Editions Que-sais-je?, Paris 1941.

The Cambridge Ancient History - Volume 1 - Part 2

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wikimedia Commons có

thêm thể loại hình ảnh và

phương tiện truyền tải về Ai

Cập cổ đại

Ancient Egypt  – maintained by the British Museum, this site provides a useful introduction to Ancient Egypt for older children and young adolescents

BBC History: Egyptians  – provides a reliable general overview and further links

Ancient Egyptian Science: A Source Book Door Marshall Clagett, 1989

Digital Egypt for Universities.  Outstanding scholarly treatment with broad coverage and excellent cross references (internal and external). Artifacts used extensively to illustrate topics.

Ancient Egyptian Metallurgy  A site that shows the history of Egyptian metalworking

Napoleon on the Nile: Soldiers, Artists, and the Rediscovery of Egypt, Art History.

[ẩn] X T S

Lịch sử đế quốc

Page 36: Ai Cập cổ đại

Đế chế cổ đạiAkkad · Ai Cập · Kushite · Puntite · Azanian · Assyria · Babylon · Aksumite · Hittite · Armenian · Ba Tư

Độ (Maurya · Kushan · Gupta) · Trung Hoa (Tần · Hán · Tấn) · La Mã (Tây · Đông) · Teotihuacan

Đế chế trung đại

Byzantine · Hung · Người Ả Rập (Rashidun · Omeyyad · Abbas · Fatima · Nhà Córdoba · Ayyub) · Maroc (Idrisid · 

nhất · thứ hai) · Benin · Đại Seljuk · Oyo · Bornu · Khwārazm · Aragon · Timur · Ấn Độ (Chola · Gurjara-Pratihara

quốc · Y Nhi hãn quốc) · Kanem · Serbia · Songhai · Khmer · Carolingian · Thánh chế La Mã · Angevin · Mali

Hoa (Tùy ·Đường · Tống · Nguyên) · Wagadou · Aztec · Inca · Srivijaya · Majapahit · Ethiopia (Zagwe · Solomon

Đế chế cận-hiện đạiTongan · Ấn Độ (Mahratta · Sikh · Mogul) · Trung Hoa (Minh · Thanh) · Ottoman · Ba Tư (Safavid · Afshar · Zand

nhất · Đệ nhị) · Áo (Áo-Hung) · Đức · Nga · Liên Xô · Thụy Điển · Mexico · Brazil  · Đại Hàn · Nhật Bản · 

Đế quốc thực dân Bồ Đào Nha · Tây Ban Nha  · Đan Mạch · Hà Lan · Anh  · Pháp  · Đức · Italia

Thể loại: 

Văn minh

Ai Cập

Khảo cổ học

Ai Cập cổ đại

Trình đơn chuyển hướng Mở tài khoản

Đăng nhập

Bài viết

Thảo luận

Đọc

Sửa đổi

Sửa mã nguồn

Xem lịch sử Khác

Trang Chính

Nội dung chọn lọc

Tin tức

Bài viết ngẫu nhiên

Thay đổi gần đây

Quyên góp Tương tác

Hướng dẫn

Giới thiệu Wikipedia

Cộng đồng

Thảo luận chung

Giúp sử dụng Gõ tiếng Việt

Trợ giúp

 Tự động [F9]

Xem

Page 37: Ai Cập cổ đại

 Telex (?)

 VNI (?)

 VIQR (?)

 VIQR*

 Tắt [F12]

 Bỏ dấu kiểu cũ [F7]

 Đúng chính tả [F8]

Công cụ

Các liên kết đến đây

Thay đổi liên quan

Các trang đặc biệt

Liên kết thường trực

Thông tin trang

Khoản mục Wikidata

Trích dẫn trang này In/xuất ra

Tạo một quyển sách

Tải về dưới dạng PDF

Bản để in ra Ngôn ngữ khác

Afrikaans

Alemannisch

አማርኛ

العربية

Aragonés

Asturianu

Az ə rbaycanca

Bahasa Indonesia

Bahasa Melayu বাং��লা�

Bân-lâm-gú

Basa Jawa

Baso Minangkabau

Беларуская

Беларуская (тарашкевіца)

Boarisch

Bosanski

Brezhoneg

Български

Буряад

Català

Cebuano

Ч ӑ вашла

Čeština

Cymraeg

Dansk

Page 38: Ai Cập cổ đại

Deutsch

Eesti

Ελληνικά

Emiliàn e rumagnòl

English

Español

Esperanto

Estremeñu

Euskara

فارسی

Fiji Hindi

Français

Frysk

Furlan

Gaeilge

Gaelg

Gagana Samoa

Galego

贛語 ગુ�જરા�તી� 한국어 Հայերեն हि�न्दी�

Hrvatski

Ilokano

Interlingua

Íslenska

Italiano

עברית ಕನ್ನ�ಡ ქართული

Қ аза қ ша Kiswahili

Коми

Kurdî

Лезги

Latina

Latviešu

Lietuvių

Limburgs

Magyar

Македонски മലയാ�ളം� मराठी�

მარგალური

مصرى

Mìng-dĕ ̤ ng-ng ṳ̄#

Mirandés

Монгол

မြ�န်���ဘာ�သာ� Nederlands

Page 39: Ai Cập cổ đại

Nedersaksies

ने पाल भाषा 日本語 Napulitano

Нохчийн

Norsk bokmål

Norsk nynorsk

Occitan

Олык марий

O ̒ zbekcha/ўзбекча ਪੰ�ਜਾ�ਬੀ�

پنجابی

Plattdüütsch

Polski

Português

Română

Runa Simi

Русский

Русиньскый

Саха тыла

Scots

Shqip

Sicilianu

සිං�හල

Simple English

Slovenčina

Slovenščina

ناوەندی کوردیی

Српски / srpski

Srpskohrvatski / српскохрватски

Suomi

Svenska

Tagalog தமி�ழ்

Татарча/tatarça తెలు�గు� ไทย То ҷ ик ӣ Türkçe

Türkmençe

Українська

اردو

Vahcuengh

Vèneto

Võro

文言

Winaray

יִידיש

Yorùbá

粵語

Zazaki

Page 40: Ai Cập cổ đại

Žemaitėška

中文 Sửa liên kết

Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 12:14 ngày 10 tháng 8 năm 2015.

Văn bản được phát hành theo Giấy phép Creative Commons

Ghi   công/Chia   sẻ   tương   tự ; có thể áp dụng điều khoản bổ sung. Xem Điều

khoản Sử dụng để biết thêm chi tiết.

Wikipedia® là thương hiệu đã đăng ký của Wikimedia Foundation, Inc.,

một tổ chức phi lợi nhuận.

Quy định quyền riêng tư

Giới thiệu Wikipedia

Lời phủ nhận

Nhà phát triển

Phiên bản di động