1. Đặt vấn đề - dl.ueb.edu.vndl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/18504/2/Rau an toan.pdf ·...

10
1. Đặt vn đề

Transcript of 1. Đặt vấn đề - dl.ueb.edu.vndl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/18504/2/Rau an toan.pdf ·...

Page 1: 1. Đặt vấn đề - dl.ueb.edu.vndl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/18504/2/Rau an toan.pdf · Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng đối với sản phẩm cá trích sốt

1. Đặt vấn đề

Page 2: 1. Đặt vấn đề - dl.ueb.edu.vndl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/18504/2/Rau an toan.pdf · Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng đối với sản phẩm cá trích sốt

Rau là loại thực phẩm thiết yếu trong đời sống của mỗi gia đình. Việc lựa chọn rau để mua chogia đình không chỉ nhằm phục vụ cho nhu cầu cơ bản là ăn uống mà còn phải bao gồm nhu cầuan toàn. Bởi độc tố trong sản phẩm nông nghiệp ngày càng cao, nguy cơ độc cấp tính và mãn tính cho người tiêu dùng ngày càng không thể xem nhẹ. Hiện nay, nhu cầu của người tiêu dùngvề rau an toàn (RAT) là rất lớn, nhất là khi mức sống ngày càng tăng, người dân ngày càng quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe người thân và của chính mình. Đặc biệt là đối với người dân tại các thành phố lớn như Hà Nội.RAT là khái niệm được sử dụng để chỉ các loại rau được canh tác trên diện tích đất có thành phần hóa – thổ nhưỡng được kiểm soát ( nhất là kiểm soát hàm lượng kim loại nặng và các chất độc hại có nguồn gốc từ phân bón, từ các chất bảo vệ thực vật và các chất thải sinh hoạt tồn tại trong đất), được sản xuất theo những kỹ thuật nhất định nhờ vậy mà đảm bảo an toàn vệsinh thực phẩm cho người tiêu dùng và môi trường () .

Những năm 90 của thế kỷ trước, vấn đề sản xuất RAT vở Việt Nam đã được đề cập đế nhiều. Những năm trở lại đây, nhận thức về vấn đề sản xuất và tiêu dùng

rau an toàn trên góc độ an toàn vệ sinh thực phẩm và chống ô nhiễm môi trường đã tăng lên đáng kể nhờ hoạt động tuyên truyền tích cực từ phía các nhà khoa học

cũng như dư luận xã hội. Cùng với sự quan tâm mạnh mẽ từ các cơ quan chuyên môn, các cấp chính quyền, các tổ chức nghiên cứu khoa học và chuyển giao công

nghệ, sự tham gia tích cực từ người nông dân, lĩnh vực sản xuất RAT đã hình thành và có những bước phát triển nhất định.

1. Mục tiêu nghiên cứuMục tiêu chung là tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn rau an toàn của người tiêu dùng tại Hà Nội

Mục tiêu cụ thể của bài nghiên cứu là (1) tìm hiểu hành vi của người tiêu dùng trong việc mua rau. (2) ảnh hưởng của yếu tố: thu nhập, tuổi, trình độ học vấn, mức

độ tin tưởng vào chất lượng rau an toàn và rau thường đến việc lựa chọn rau an toàn của người tiêu dùng. (3 ) đề xuất giải pháp nhằm phát triển thị trường RAT.

Với mục tiêu như vậy thì giả thiết của vấn đề nghiên cứu là: (1) nếu người tiêu dùng có thông tin hoàn hảo về chất lượng rau và những ảnh hưởng xấu của rau

không an toàn thì người tiêu dùng sẽ chọn mua RAT nhiều hơn. (2) nếu người tiêu người sản xuất và nhà phân phối có những nhãn hiệu tạo được sự tin tưởng của

người tiêu dùng thì người tiêu dùng sẽ chọn mua RAT nhiều hơn. (3) nếu các công ty về RAT có kênh phân phối thích hợp thì nhu cầu RAT sẽ được mở rộng. Nếu

giá RAT phù hợp thì người tiêu dùng sẽ mua RAT với tỷ lệ nhiều hơn.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đềĐể nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng, tác giả Đinh Thị Minh Hiếu (2004) đã “Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng đối với sản phẩm cá trích sốt cà của công

ty Vissan TP. Hồ Chí Minh”() đã

tìm hiểu hành vi của người tiêu dùng đối với nhãn hiệu cá trích sốt cà của công ty thực phẩm Vissan TP.HCM trong sự so sánh

về sự ưa thích và sự nhận biết về sản phẩm của công ty với các nhãn hiệu cạnh tranh trên thị trường; xây dựng những định hướng chiến lược kinh doanh cho công

ty. Ngoài ra trong nước cũng có nhiều nghiên cứu về thị trường rau an toàn hiện nay tại Việt Nam. Theo

kết quả “Nghiên cứu thị trường rau an toàn trên địa bàn

thị xã Bến Tre” của tác giả Trần Ngọc Huế Thanh (2006) cho thấy: những mặt tồn tại của thị trường rau an toàn tại Thị xã Bến Tre hiện nay như chất lượng sản

phẩm chưa thực sự đảm bảo, chủng loại thiếu đa dạng, giá RAT tương đối cao, hệ thống phân phối còn yếu kém, nhu cầu sử dụng RAT của người dân còn hạn chế

do thiếu thông tin. Để đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn rau sạch của người tiêu dùng, tác giả Nguyễn Văn Dự (2007) đã nghiên cứu “

Xác

định những nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến việc chọn lựa rau sạch của người tiêu dùng ở TP. Hồ Chí Minh” bằng mô hình kinh tế lượng. Kết quả mô hình

hồi qui những nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn lựa rau sạch của người tiêu dùng chỉ ra rằng các yếu tố: sự hiểu biết, thu nhập, nhãn hiệu của sản phẩm, hệ thống

phân phối rau sạch có ảnh hưởng đến việc chọn lựa rau sạch của người tiêu dùng. Yếu tố về giá không có ảnh hưởng. Cũng theo tác giả Nguyễn Văn Thuận và Võ

Thành Danh (2011) trong nghiên cứu “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng hành vi tiêu dùng rau an toàn tại thành phố Cần Thơ” () thì

rau an toàn được cung cấp chủ

yếu trong hệ thống siêu thị. Phần lớn người tiêu dùng rau an toàn có thu nhập tương đối cao. Có ba yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng rau an toàn, đó là: khoảng

cách mua hàng, lòng tin của khách hàng, và tính sẵn có của sản phẩm. Để phát triển ngành rau an toàn tại TP. Cần Thơ, các giải pháp được đề xuất: phát triển

thêm điểm bán hàng, đa dạng hóa hệ thống phân phối nhằm tạo sự thuận tiện hơn cho người tiêu dùng trong việc mua hàng, các nhà phân phối và nhà sản xuất

nên kết hợp xây dựng nhãn hiệu/thương hiệu cho sản phẩm nhằm tăng lòng tin của khách hàng, và tổ chức lại sản xuất theo hình thức tổ/nhóm hợp tác, câu lạc bộ

hoặc hợp tác xã.

Ohen (2014) trong bài viết “Consumer Purchasing Behaviour for Fruits and Vegetables among Civil Servants in Essien Udim Local Government Area, Akwa

Ibom State, Nigeria” đã

phân tích các yếu tố quyết định hành vi mua sắm của người tiêu dùng đối với các loại trái cây và rau quả trong Essien Udim

Chính quyền địa phương Khu vực trong Akwa Ibom State, Nigeria. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tần suất mua hàng tháng của các loại trái cây

và rau quả đã được xác định một cách đáng kể bởi thu nhập hàng tháng trong khi các biến khác như tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân và trình

độ học vấn không có ý nghĩa ảnh hưởng trên tần suất mua hàng tháng.  Từ đó, bài viết khuyến nghị nên chú trọng hơn vào việc tăng thu nhập bình

Page 3: 1. Đặt vấn đề - dl.ueb.edu.vndl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/18504/2/Rau an toan.pdf · Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng đối với sản phẩm cá trích sốt

quân của người có thu nhập thấp và cũng tập trung nhiều hơn vào việc tăng sản xuất trong nước của các mặt hàng thực phẩm.

3. Phương pháp nghiên cứu

a. Cách tiếp cận nghiên cứuBài nghiên cứu được tiến hành theo cách tiếp cận hành vi mua của người tiêu dùng. Có nhiều thuyết khác nhau để lý giải hành vi mua của người tiêu dùng. Một

trong những lý thuyết được dùng để giải thích hành vi mua là lý thuyết động thái của Maslow (1943)

, theo thuyết Maslow thì những đòi hỏi của con người được

xếp theo hệ thống cấp bậc, từ những thôi thúc nhiều đến những thôi thúc ít hơn.

Hình 1: Tháp nhu cầu Maslow ()

Trước tiên con người sẽ cố gắng thỏa mãn nhu cầu quan trọng nhất. Khi con người thành công trong việc thỏa mãn những nhu cầu quan trọng thì đòi hỏi đó sẽ

không còn là nhân tố tác động với họ trong thời gian ấy và người ấy sẽ bị tác động bởi đòi hỏi rất quan trọng kế tiếp.

Trong quá trình quyết định mua của người tiêu dùng thường trải qua 5 giai đoạn, mỗi giai đoạn đều có một tác động nhất định và có những yếu tố ảnh hưởng lên

từng giai đoạn đó. Được thể hiện như sau:

Hình 2: Quá trình thông qua quyết định mua hàng của người tiêu dùng ()

Như vậy, quá trình quyết định mua hàng trước hết là người tiêu dùng có được ý thức và nhu cầu tiêu dùng sản phẩm. Kế đến họ sẽ tìm kiếm thông tin đại chúng,

tìm hiểu qua bạn bèm đồng nghiệp đã từng sử dụng sản phẩm đang đề cập, quảng cáo của nhà sản xuất. Qua quá trình nhận thông tin, họ có thể biết được nhiều

sản phẩm cùng loại có thể đáp ứng nhu cầu của họ và chúng có những đặc điểm khác nhau về chất lượng, giá cả, phương thức mua bán. Bước tiếp theo là đưa ra

những phương án tiêu dùng khác nhau và tiến hành đánh giá lợi ích của việc sử dụng từng loại sản phẩm. Các tiêu chuẩn được đánh giá bao gồm: giá cả, thời gian

sử dụng, tính tiện lợi, khả năng tài chính của người mua. Sau khi đánh giá, người tiêu dùng sẽ đưa ra quyết định mua sắm một trong những loại sản phẩm sẽ mang

lại cho họ lợi ích cao nhất. Tuy nhiên, quá trình mau hàng không chấm dứt tại đây, mà bao giờ người tiêu dùng sau khi quyết định mua sắm một sản phẩm nào đó

cũng có những nhu cầu hậu mãi đối với người bán.

b. Phương pháp thu thập số liệuSố liệu sơ cấp chủ yếu phục vụ cho công tác nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng. Hình thức thu thập số liệu sơ cấp là phỏng vấn trực tiếp, chọn mẫu ngẫu

nhiên những người tiêu dùng đang sử dụng RAT tại các siêu thị Fivimart, Ocean Mart, Lotte mart… và các của hàng RAT để phỏng vấn theo phiếu thăm dò với số

mẫu là 60 mẫu.

Thu thập số liệu thứ cấp: các số liệu thống kê, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, của hàng RAT, siêu thị… Thu thập số liệu thứ cấp từ niên giám thống kê,

mạng Internet, các đề tài nghiên cứu trước có liên quan.

Page 4: 1. Đặt vấn đề - dl.ueb.edu.vndl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/18504/2/Rau an toan.pdf · Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng đối với sản phẩm cá trích sốt

c. Phương pháp định lượngBài nghiên cứu có sử dụng phương pháp phân tích hồi quy bằng hàm số dạng tuyến tính. Đây là phương pháp lập một hàm quan hệ giữa các biến khi biết được giá

trị tương ứng của chúng. Lượng hóa các số liệu bằng mô hình cụ thể với sự hỗ trợ của phần mềm eview 3.0Hàm tuyến tính có dạng:

TYLERAT = f(TUOI, TĐHV, TNHAP, MUCDOTT, GIACLECH)

TYLERAT = (1 + (2TUOI + (3TDHV + (4TNHAP + (5MUCDOTT + (6GIACLECH + U

Trong đó: U : sai số ngẫu nhiên

(2…(6: Là các hệ số góc ứng với các biến tương ứng tuổi, trình độ học vấn, thu nhập, mức độ tin tưởng của người tiêu dùng và sự chênh lệch về giá giữa RAT và

rau thường.

Bảng 1: G iả i thích các biến độc lập của mô hình

Tên biến Kỳ vọng

4. Biến phụ thuộc

Tỷ lệ RAT trong tổng lượng rau mà người tiêu dùng mua (TYLERAT) (+)

2. Biến độc lập

Tuổi của người tiêu dùng trực tiếp mua rau (TUOI) (+)

Trình độ học vấn của người tiêu dùng trực tiếp mua rau (TĐHV) (+)

Thu nhập trung bình / tháng của NTD (TNHAP) (+)Mức độ tin tưởng của người tiêu dùng vào chất lượng rau an toàn hiện

nay trên thị trường (MUCDOTT)

(+)

Mức chênh lệch giá giữa giá RAT và giá rau thường mà người tiêu dùng

chấp nhận mua (GIACLECH)

(+)

4. Tình hình thị trường RAT tại Hà Nội Thành phố Hà Nội có tổng diện tích canh tác rau 12.041 ha năm 2013; tương đương 29.000 ha gieo trồng/năm trong đó mới chỉ có 4.500 ha rau an toàn

(chiếm 37,4%) với sản lượng đạt khoảng 295.000 tấn/năm, tương đương 800 tấn/ngày () .

Chủng loại rau được sản xuất ở Hà Nội khá phong phú với trên 40

loại rau, tập trung chủ yếu ở vụ Đông xuân. Năng suất rau đại trà bình quân đạt 20,5 tấn/ha/vụ; năng suất rau được sản xuất theo quy trình sản xuất RAT đạt 19,5

tấn/ha/vụ. Tổng sản lượng rau của toàn Thành phố đạt xấp xỉ 569.802 tấn/năm; có khả năng đáp ứng được 60% nhu cầu rau xanh (trong đó sản lượng rau được sản

xuất theo quy trình sản xuất RAT đạt 131.770 tấn/năm, đáp ứng được 14% nhu cầu). Còn 40% lượng rau từ các địa phương khác cung ứng () .

Theo số liệu rà soát đến tháng 9/2013, hiện nay Hà Nội có hơn 60 cửa hàng, điểm bán rau an toàn (RAT), sản lượng tiêu thụ trung bình từ 50 - 120 kg/cửa hàng/

ngày. Có 35 siêu thị đang tiêu thụ RAT, sản lượng trung bình từ 80-200 kg/siêu thị/ngày. Ngoài ra, Sở Nông nghiệp & PTNT đã giao Chi cục Bảo vệ thực vật phối

hợp với Sàn giao dịch rau, quả và thực phẩm an toàn thí điểm mở các điểm phân phối RAT tại các khu dân cư, cơ quan. Kết quả đến tháng 10/2013 đang vận hành

72 điểm tại khu dân cư, cơ quan, tập trung chủ yếu ở các quận Thanh Xuân, Hà Đông, Hoàn Kiếm… Có 25 HTX sản xuất và tiêu thụ RAT với sản lượng tiêu thụ

trung bình 200-300 kg/HTX/ngày, cao 800 - 1.000 kg/ngày. Tính đến năm 2013, toàn Thành phố đã chỉ đạo, giám sát, phát triển được 4.500 ha canh tác RAT

(trong đó có 4.430 ha đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất rau); hướng dẫn, giám sát 18 vùng sản xuất RAT theo VietGAP

với tổng diện tích trên 150 ha; sản lượng đạt 8.200 tấn/năm (tương đương 22,5 tấn/ngày). Duy trì quản lý 11 nhóm sản xuất rau hữu cơ (chủ yếu ở xã Thanh Xuân,

huyện Sóc Sơn) với diện tích 12 ha; đang chuyển đổi một vùng sản xuất rau hữu cơ quy mô 6 ha. Toàn Thành phố có 22 mô hình sản xuất gắn với tiêu thụ với tổng

diện tích 90 ha; trong đó một số mô hình đạt hiệu quả cao và đang phát triển tốt như: mô hình tại xã Vân Nội (Đông Anh), xã Lĩnh Nam (Thanh Tr ì), xã Giang

Biên (Long Biên)(2) .

Ngoài lượng rau Hà Nội sản xuất còn có 5 tỉnh (Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Vĩnh Phúc) cung cấp cho Hà Nội chiếm gần 40% nhu cầu.Việc

quản lý các đầu mối cung cấp rau nói chung và RAT vào Hà Nội còn chồng chéo, dẫn đến có những “vùng trắng” không có cơ quan quản lý. Đặc biệt hệ thống tổ

chức mạng lưới cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh thực phẩm thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Theo Sở NN và PTNT, một năm Sở chỉ có 140 triệu đồng

cho công tác an toàn vệ sinh thực phẩm. Các chốt kiểm định chất lượng an toàn rau quả vì thế không đủ số người đảm nhiệm, thậm chí những địa bàn trọng điểm

cũng chưa tổ chức được ban thanh tra, kiểm tra đủ mạnh. Theo Sở Công thương, cơ quan này có 2 phòng chuyên môn liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm,

nhưng chưa có tổ chuyên trách.

5. Phân tích kết quả hồi quyNghiên cứu tiến hành hồi quy theo phương pháp OLS thu được kết quả như sau:

Page 5: 1. Đặt vấn đề - dl.ueb.edu.vndl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/18504/2/Rau an toan.pdf · Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng đối với sản phẩm cá trích sốt
Page 6: 1. Đặt vấn đề - dl.ueb.edu.vndl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/18504/2/Rau an toan.pdf · Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng đối với sản phẩm cá trích sốt

Bang 2. Kết quả ước lượng hồi quy hàm tỷ lệ RAT

Các biến số Hệ số ước lượng Trị số t Xác suất

TUOI 0.674269 2.579167 0.0126*

TDHV 3.543056 2.565348 0.0134*

TNHAP 3.274579 1.898923 0.0631**

MUCDOTT 0.623918 5.500946 0.0000*

GIACLECH 1.979743 0.784811 0.4379NA

C -68.48335 -3.390747 0.0015

Nguồn: Kết quả chạy Eview

Page 7: 1. Đặt vấn đề - dl.ueb.edu.vndl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/18504/2/Rau an toan.pdf · Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng đối với sản phẩm cá trích sốt

Ghi chú: *: có ý nghĩa ở mức ý nghĩa ban đầu là 5 %

**: có ý nghĩa ở mức ý nghĩa ban đầu là 10 %

NA : không có ý nghĩa

Qua kết quả phân tích Eviews ta có hàm hồi quy:

TYLERAT = -68.48335+ 0.674269*TUOI + 3.543056*TDHV + 3.274579*TNHAP + 0.623918*MUCDOTT +1.979743*GIACLECH

Trước khi bước vào giải thích và phân tích mô hình ta phải kiểm định lại các giả thuyết của mô hình. Đó là các giả thuyết mà ta đã đặt ra cho mô hình để đảm bảo

cho mô hình mô tả một cách thực tiễn hơn và việc phân tích được chính xác hơn. Nếu mô hình vi phạm một trong các giả thuyết đặt ra làm sai lệch với thực tế và

nghiêm trọng hơn là không còn phù hợp với lý thuyết kinh tế. Kiểm định mô hình được thể hiện ở bảng 3.

Page 8: 1. Đặt vấn đề - dl.ueb.edu.vndl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/18504/2/Rau an toan.pdf · Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng đối với sản phẩm cá trích sốt

Bang 3. Kiểm định giả thuyết về các hệ số hồi qui riêng

Các biến giải thích Hệ số β Giá trị t P-value Quyết định

Hằng số - 68.48335 -3.390747 0.0015 Bác bỏ H0

TUOI 0.674269 2.579167 0.0126 Bác bỏ H0

TDHV 3.543056 2.565348 0.0134 Bác bỏ H0

TNHAP 3.274579 1.898923 0.0631 Bác bỏ H0

MUCDOTT 0.623918 5.500946 0.0000 Bác bỏ H0

GIACLECH 1.979743 0.784811 0.4379 Chưa có cơ sở bác bỏ H0

Nguồn : Kết quả chạy Eview

Page 9: 1. Đặt vấn đề - dl.ueb.edu.vndl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/18504/2/Rau an toan.pdf · Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng đối với sản phẩm cá trích sốt

Qua bảng 3 ta thấy có biến mức giá chênh lệch giữa giá RAT và giá rau thường là chấp nhận giả thuyết H0 với mức ý nghĩa α = 10%, nghĩa là biến này không có

tác động hay không giải thích được cho biến phụ thuộc với mức ý nghĩa này.

Giải thích ý nghĩa phương trình hồi quy

R2 = 0.679 là hệ số xác định, mô hình này giải thích được 67.9% biến tỷ lệ RAT phụ thuộc vào tuổi, TĐHV, TNHAP, MUCDOTT,

GIACLECH

cho thấy rằng khi tuổi tăng lên 1 đơn vị (tuổi) thì tỷ lệ RAT tăng trung bình 0.674%, khi các yếu tố khác không đổi.

= 3.543: khi trình độ học vấn của người tiêu dùng tăng lên 1 đơn vị (lớp) thì tỷ lệ RAT tăng trung bình lên 3.543%, khi các yếu tố khác

không đổi.

= 3.275: Khi thu nhập tăng lên 1 đơn vị (triệu đồng) thì tỷ lệ RAT sẽ tăng trung bình lên là 3.275%. khi các yếu tố khác không đổi.

= 0.624: Khi mức độ tin tưởng của người tiêu dùng tăng lên 1% thì tỷ lệ RAT tăng trung bình thêm 0.624%, khi các yếu tố khác không

đổi.

= 1.980. Theo kết quả hồi quy chỉ ra rằng mức giá chênh lệch giữa giá RAT và giá rau thường thì không có ý nghĩa trong mô hình này.

6. Nguyên nhân và giải pháp phát triển RAT

a. Nguyên nhânTrong những năm gần đây, tình trạng ngộ độc thực phẩm ngày càng gia tăng và đang được đề cập đến như một mối nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến sức khỏe cộng

đồng. Sử dụng RAT chính là giải pháp tốt nhất để hạn chế tình trạng trên. Thế nhưng, thị trường RAT hiện nay còn nhiều bất cập và chưa phát triển mạnh, tỷ lệ

RAT mà người tiêu dùng sử dụng trong bữa ăn hàng ngày chưa cao. Qua thực tế điều tra người tiêu dùng và tìm hiểu về thị trường RAT, có những nguyên nhân

dẫn đến tình trạng trên như sau:

a. Nguyên nhân thứ nhất là sản xuất RAT phải đầu tư cao, năng suất lại thấp hơn so với sản xuất rau thường nên giá cao hơn rau thường

(gấp 1,5- 2,5 lần). Nhưng vì lợi ích trước mắt, không ít cơ sở sản xuất và kinh doanh đã vi phạm quá trình sản xuất, đánh lừa người tiêu dùng. Kết quả là người tiêu

dùng chịu thiệt, tiền thật mua của giả dẫn đến hoài nghi về chất lượng RAT.

b. Do nhận thức của người tiêu dùng chưa cao. Đa số người tiêu dùng vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng về vệ sinh an toàn thực

phẩm. Nhiều người mua chỉ do tâm lý hiếu kỳ, chưa mặn mà với RAT. Tuy họ không thích rau không an toàn nhưng khi dùng hằng ngày vẫn thấy bình thường nên

nhu cầu về RAT trở nên không thật sự cần thiết, họ chưa thực sự lo lắng cho sức khỏe vì chất độc chưa bộc phát ngay lập tức.

c. Ở Hà Nội có khoảng 40% lượng rau phải nhập từ các tỉnh lân cận, do đó việc quản lý lượng rau này gặp nhiều khó khăn. Do việc quản

lý không tốt nên nhiều nơi kinh doanh trà trộn rau thường vào RAT hoặc bán “RAT” không đảm bảo chất lượng gây mất lòng tin khách hàng. Việc phân phối và tiêu thụ RAT qua nhiều khâu nên có chi phí lưu thông lớn, tỷ lệ hao hụt nhiều. Do đó, RAT có chi phí cao dẫn đến giá cao .

(4) Hệ thống phân phối RAT còn hạn chế. RAT chủ yếu được bán tại cửa hàng chuyên kinh doanh RAT hoặc hệ thống siêu thị nên người tiêu dùng ở một số nơi

khó tiếp cận cũng như không thuận tiện khi muốn mua RAT như mất thời gian, giá cao dẫn đến người tiêu dùng có tâm lý ngại đi mua RAT.

6.2. Giải pháp

Trước những nguyên nhân trên, để phát triển thị trường rau an toàn thì cần thiết có những giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về RAT. Bên

cạnh đó, cần giảm giá thành và xây dựng hệ thống phân phối hợp lý để người tiêu dùng có thể tiếp cận và có khả năng mua RAT nhiều hơn. Và quan trọng hơn hết

là xây dựng và củng cố niềm tin của người tiêu dùng đối với mặt hàng RAT. Một số giải pháp có thể kể đến như:

a) Tuyên truyền phổ biến những kiến thức về RAT cho người tiêu dùng. Các chương trình tuyên truyền phải được thực hiện trong thời gian dài với những chính

sách đồng bộ, những chương trình phù hợp như là chương trình ti vi, quảng cáo,...

b) Một số giải pháp giảm giá thành RAT như: Xây dựng hệ thống phân phối trực tiếp từ người sản xuất đến người tiêu dùng; Nhà nước hỗ trợ vốn ưu đãi, hỗ trợ

cung cấp ứng dụng khoa học kỹ thuật cho những vùng trồng RAT nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất và chất lượng, từ đó tăng khả năng cạnh tranh về giá.

c) Quản lý sản xuất và phân phối và lưu thông RAT: Đào tạo nguồn nhân lực đủ năng lực để kiểm tra chất lượng RAT, tăng cường kiểm soát chất lượng rau quả

trong sản xuất và trên thị trường. Xây dựng chính sách phù hợp trong quản lý và trang bị những công cụ, phương pháp kiểm tra nhanh để kiểm soát trong lưu

thông. Củng cố mạng lưới bán RAT thông qua siêu thị, cửa hàng chuyên kinh doanh RAT. Vì đây là những hệ thống phân phối phần nào đã có sự tin tưởng của

người tiêu dùng. Mở rộng kênh phân phối, tạo thuận lợi cho người tiêu dùng. Xây dựng hệ thống phân phối RAT ở chợ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người

tiêu dùng tiếp cận dễ dàng với nguồn cung RAT.

Page 10: 1. Đặt vấn đề - dl.ueb.edu.vndl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/18504/2/Rau an toan.pdf · Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng đối với sản phẩm cá trích sốt

d) Xây dựng thương hiệu, củng cố niềm tin của người tiêu dùng: RAT phải có nhãn mác, bao bì theo qui định,…

7. Kết luận

Qua số liệu điều tra, tổng hợp và phân tích 60 mẫu người tiêu dùng ở TP. Hà Nộ i có thể rút ra một số kết luận về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người

tiêu dùng về rau an toàn như sau:

Tỷ lệ mua RAT tại Hà Nội chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: tuổi, thu nhập, trình độ học vấn, mức độ thông tin tưởng của người tiêu dùng về chất lượng RAT

trên thị trường. Yếu tố về mức chênh lệch giá giữa giá RAT và giá rau thường mà người tiêu dùng chấp nhận mua không ảnh hưởng tới tỷ lệ mua RAT

trong mô hình này.

Như vậy, để phát triển thị trường RAT cần phổ biến sâu, rộng thông tin cho người tiêu dùng hiểu về ích lợi của việc sử dụng RAT. Nâng cao chất lượng sản

phẩm, xây dựng thương hiệu nhằm tạo lòng tin cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, mở rộng mạng lưới tiêu thụ RAT. Các cơ quan chức năng cần có những giải

pháp hiệu quả nhằm quản lý RAT từ khâu sản xuất, phân phối đến lưu thông nhằm đảm bảo chất lượng RAT.

Tài liệu tham khảo:

1. Nguyễn Văn Dự, 2007. “Xác định những nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến việc chọn lựa rau sạch của người tiêu dùng ở TP. Hồ Chí Minh”. Lu

ận văn tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Kinh Tế Phát Triển, Đại học Kinh Tế, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

2. Trần Đoàn Dũng, 2004. “Tiếp thị cơ bản”. Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM.

3. Đinh Thị Minh Hiếu, 2004. Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng đối với sản phẩm cá trích sốt cà của công ty Vissan TP. HCM. Luận văn tốt nghiệp

Cử nhân ngành Kinh Tế Nông Lâm, Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

4. Quyết định số 67 – 1998/QĐ – BNN – KHCN.

5. Quyết định số 2083/ QĐ - UBND Thành phố Hà Nội.

6. Trần Ngọc Huế Thanh, 2006. Nghiên cứu thị trường rau an toàn trên địa bàn thị xã Bến Tre. Luận văn tốt nghiệp Cử nhân ngành Quản Trị Kinh

Doanh, Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

7. Trang web: vista.gov.vn- Trang Khoa học Công nghệ và địa phương (http://www.vista.gov.vn/nongthon/index.asp?mstl=7830&type=2)

8. Nguyễn Văn Thuận và Võ Thành Danh (2011) . “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng hành vi tiêu dùng rau an toàn tại thành phố Cần Thơ”

9. Ohen (2014) “Consumer Purchasing Behaviour for Fruits and Vegetables among Civil Servants in Essien Udim Local Government Area, Akwa

Ibom State, Nigeria” URL:http://iiste.org/Journals/index.php/FSQM/article/viewFile/10473/10981

10. Maslow, AH (1943). A Theory of Human Motivation . Psychological Review, 50(4) , 96-370 .

11. Trang web thuvienphapluat.vn:(http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh-2083-QD-UBND-phe-duyet-De-an-san-xuat-tieu-thu-rau-an-toan-thanh-pho-Ha-Noi-giai-doan-2009-2015-vb88080.

aspx)

12. Trang web vista.gov.vn (trang Khoa học và công nhệ địa phương)( http://www.vista.gov.vn/nongthon/index.asp?mstl=7830&type=2)

13. Trang web Wikipedia:(http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0_N%E1%BB%99i)

14. Trang web: Cựu chiến binh Việt Nam(http://www.cuuchienbinh.com.vn/san-xuat-quan-ly-va-tieu-thu-rau-an-toan-o-ha-noi_t221c670n16010.html)

15. Trang web: Hệ thống văn bản pháp luật: (http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=14535).

16. Trang web: Hệ thống văn bản pháp luật: (http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=14535)